Trường THPT Quỳnh Lưu 2 tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Theo Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23.11.2012 của Quốc hội, ngày 2.1.2013, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân.
Thực hiện công văn của UBND Huyện Quỳnh Lưu, chiều ngày 19/02/2013 Trường THPT Quỳnh Lưu 2 đã tổ chức hội nghị chuyên đề để thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Thay mặt cho Cấp ủy, Ban Lãnh đạo Nhà trường, Thầy Nguyễn Hải Thanh, Bí thư chi bộ- Hiệu trưởng Nhà trường đã thông qua những nội dung cơ bản. Trước hết là nhấn mạnh vì sao cần sửa đối Hiến Pháp:
cần sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Đồng thời thông qua dự thảo sửa đồi Hiến pháp 1992 với 124 điều sửa đổi bổ sung quan trọng như: Đặc biệt chú ý đến việc tăng cường trách nhiệm bảo vệ tổ quốc. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã làm rõ hơn nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Điều 48 bản dự thảo được xây dựng trên cơ sở Điều 77 của Hiến pháp năm 1992 “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân” và bổ sung thêm điều khoản “việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định”. Bên cạnh đó, là việc Bỏ quy định
“kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, Bổ sung quy định về địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước”… Trên cơ sở đó CB- CNV nhà trường có những suy nghĩ, định hướng để đóng góp ý kiến bổ sung vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, phần nào thể hiện tinh thần dân tộc và trách nhiệm công dân của mình.
Có thể nói, việc khuyến khích nhân dân góp ý, thảo luận, tranh luận là rất đáng hoan nghênh, thể hiện tính dân chủ trong việc xây dựng thể chế chính trị. Làm được vậy là một bước tiến lớn để xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân và góp phần hết sức quan trọng để làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.