Sự thật phía sau những truyện cổ tích kinh điển

Thứ ba - 20/01/2015 10:35

Những câu chuyện cổ tích hấp dẫn, huyền diệu và đầy cảm hứng. Trẻ em luôn nhớ về những thông điệp của câu chuyện cổ trong tiềm thức khi chúng lớn lên trong khi buộc phải đối mặt với thực tế bất công, mâu thuẫn của đời thực.


Tuy nhiên, có một số câu chuyện cổ được xây dựng trên niềm tin tâm linh, quan niệm văn hóa, cũng có nhiều câu chuyện bắt nguồn từ thực tế. Có những huyền thoại mà phía sau đó là cả một sự thực bi thảm, đau buồn. Nguồn gốc kinh hoàng của nó - thường liên quan tới cưỡng hiếp, tra tấn, loạn luân, ăn thịt người...

Đầu những năm 1800, anh em Jacob và Wilhelm Grimm đã sưu tầm các câu chuyện từ các trải nghiệm cuộc sống ở miền trung châu Âu. Bộ sưu tập chuyện đầu tiên của họ dựa trên các sự kiện thực và tàn bạo nhưng họ đã phải cố làm nhẹ đi thực tế để bán được sách.

Vì thế, họ chú tâm vào những câu chuyện cổ ra đời trước đó, nhất là chuyện của C-harles Perrault. Đầu thế kỷ 17, tác giả người Pháp này được coi là cha đẻ của chuyện cổ tích với việc tạo ra các câu chuyện hấp dẫn và giàu trí tưởng tượng. Ví dụ như quả bí ngô và bà tiên trong Cinderella. Bản gốc Cinderella dựa trên một câu chuyện có thật chứa đựng cả yếu tốc bạo lực như các chị em cắt chân mình để đi vừa chiếc giày hoàng tử tìm thấy. Những câu chuyện của Perrault dù rất thấp dẫn, nhưng chủ yếu dành cho người lớn, vì văn học trẻ em không tồn tại thời điểm đó.

Còn những chuyện cổ sau này dành cho trẻ em phần lớn nhằm chuyển tải thông điệp đạo đức, kẻ ác bị trừng phạt, người tốt hạnh phúc mãi mãi. Nó tạo ra sự hy vọng để con người có thể làm điều gì đó tích cực, thay đổi bản thân và thế giới.

truyện cổ tích, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Lọ Lem,

Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn

Câu chuyện dựa trên cuộc đời bi thảm của Margarete von Waldeck, một nữ quý tộc Bavaria thế kỷ 16. Margarete lớn lên ở Bad Wildungen, nơi anh trai cô sử dụng trẻ em để làm việc trong mỏ đồng. Điều kiện lao động khắc nghiệt đã khiến lũ trẻ không thể lớn được - giống như các chú lùn. Quả táo độc cũng có nguồn gốc thực tế - một người đàn ông già bán hoa quả nhiễm độc cho công nhân, và ông ta tin có đứa trẻ đã đánh cắp.

Mẹ kế của Margarete luôn muốn thoát khỏi con chồng, đã đưa cô tới tòa án Brussels. Hoàng tử Philip II của Tây Ban Nha đã đem lòng yêu cô. Trong khi vua Tây ban Nha không thích sự lãng mãn, đã điều người tới giết hại Margarete. Họ bí mật đầu độc cô.

Chuyện tình nàng Rapunzel (nàng công chúa tóc dài)

Rapunzel bắt nguồn từ một câu chuyện Cơ Đốc từ trước đó. Thế kỷ thứ ba SCN, một thương gia ngoại đạo rấ giàu có, có cô con gái xinh đẹp. Qúa yêu thương con, ông không muốn con có người cầu hôn, ông nhốt con trong một tòa tháp khi phải có việc đi xa. Do người con đã cải đạo, nên người cha đã chặt đầu con nhưng ngay sau đó ông bị sét đánh chết.

truyện cổ tích, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Lọ Lem,

Yêu râu xanh

Perrault viết câu chuyện này dựa vào một nhân vật có thực. Ông ta được tiên đoán sẽ bị chính con trai giết chết. Vậy nên bất kỳ người vợ nào của nhân vật này mang thai, ông đều ra tay sát hại. Nhưng Perrault bị cuốn hút hơn với Gilles de Rais, một quý tộc giàu có thế kỷ 15, từng là người hùng chiến trường. Sau khi rời quân ngũ, người này trở thành tay sát nhân khét tiếng, chuyên nhằm vào trẻ em. Hắn lấy cái tên là Bluebeard, vì bộ lông bóng mượt của con ngựa hắn cưỡi ánh lên màu xanh trong nắng. Tại phiên tòa chấn động, hắn mô tả chi tiết cảnh bắt cóc, tra tấn và hành hình trẻ em thế nào. Perrault đã dựa vào những chi tiết này để làm nên nhân vật ác mộng của mình.

Hansel và Gretel

Câu chuyện này có thể răn dạy trẻ em không đi lang thang. Nhưng trong nạn đói 1315-1317 SCN, dịch bệnh, chết chóc xảy ra hàng loạt, kể cả nạn ăn thịt đồng loại. Một số cha mẹ tuyệt vọng đã bỏ rơi con mình.

Hoặc Hansel hay Gretel chính là mô phỏng người thợ làm bánh thành công Katharina Schraderin. Những năm 1600, cô đã thành công trong việc làm ra một loại bánh mỳ hảo hạng khiến một người làm bánh khác ghen tị, rồi vu vạ cho cô là phù thủy. Cô bị một nhóm người săn đuổi, bị bắt và thiêu cháy trong chính lò làm bánh của mình.

Người thổi sáo thành Hamelin

Câu chuyện được cho là dựa trên một sự kiện bi thảm tại Hamelin vào thế kỷ mười ba (thời Trung Cổ) khi thành phố đột nhiên có rất nhiều trẻ em bị mất tích. Trong “Bản thảo Lueneburg” thế kỷ mười lăm có viết: “Lễ thánh John và Paul, ngày 26 tháng 6 năm 1284, một trăm ba mươi đứa trẻ sinh ở Hamelin đã bị một người thổi sáo mặc quần sáo sặc sỡ dụ dỗ và mất tích phía gần đồi”.

Rất nhiều giả thuyết được đặt ra xung quanh sự biến mất kỳ dị này như: cuộc thập tự chinh trẻ em, những nghi thức Dị giáo dùng trẻ em để hiến tế, những kẻ ấu dâm bệnh hoạn hay trẻ em bị lừa bán đi cùng với những người Đức sang đô hộ vùng Đông Âu… tuy nhiên, đáp án của nó vẫn luôn là một điều bí ẩn.

Cô bé Lọ lem

Câu chuyện người đẹp tóc vàng này liên quan tới lịch sử của Rhodopis, một phụ nữ Hy Lạp. Khi còn là một bé gái, cô đã bị bắt tại Thrace và bán làm nộ lệ rồi được đưa tới Ai Cập.

Vẻ đẹp khác thường của cô khiến cô trở thành món hàng quý giá, người chủ trang điểm, phục sức quý giá cho cô thậm chí cho cô mang một đôi giày vàng. Đôi giày và cả Rhodopis được vua Ai Cập để ý. Dù được vua sủng ái nhưng không mang dòng máu hoàng gia, cô chủ yếu được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tình dục của vua. Có lẽ địa vị mới này không mang lại cho cô hạnh phúc.

  • Valerie Ogden

  • Tác giả từng làm nhiều việc khác nhau như phân tích chứng khoán New York, biên tập ở House & Garden, Chủ tịch Uỷ ban tư vấn động vật tại thành phố Philadelphia và chủ tịch ban giám đốc Hiệp hội Pennsylvania về ngăn chặn tàn bạo với động vật.

  • Minh Tâm (dịch từ Huffingtonpost)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hai bên
Hai bên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây