Kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2019

Thứ sáu - 06/09/2019 05:34
Tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng năm 2019
 
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
a) Nông nghiệp
Tính đến 15/8, các địa phương trên cả nước gieo trồng được 863,3 nghìn ha ngô, bằng 96,9% cùng kỳ năm trước; 100,3 nghìn ha khoai lang, bằng 98,2%; 159,6 nghìn ha lạc, bằng 95,3%; 39,9 nghìn ha đậu tương, bằng 95,9%; 897,7 nghìn ha rau, đậu, bằng 101,4%.
b) Lâm nghiệp
Tính chung 8 tháng, diện tích rừng trồng tập trung ước tính đạt 148,8 nghìn ha, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 47,9 triệu cây, giảm 2,9%; sản lượng gỗ khai thác đạt 9.934 nghìn m3, tăng 4,3%; sản lượng củi khai thác đạt 12,2 triệu ste, giảm 1,9%.
c) Thủy sản
Tính chung 8 tháng năm 2019, sản lượng thủy sản ước tính đạt 5.228,6 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2.727,5 nghìn tấn, tăng 6%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 2.501,1 nghìn tấn, tăng 4,8% (sản lượng khai thác biển đạt 2.380,7 nghìn tấn, tăng 4,9%).
 
  2. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2019 đạt mức tăng khá 9,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%ngành khai khoáng tăng nhẹ nhờ khai thác than tăng cao, bù đắp cho sự sụt giảm của khai thác dầu thô; sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 8 tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sắt, thép thô tăng 56,9%; xăng, dầu tăng 42,9%; tivi tăng 23,1%; thức ăn cho thủy sản tăng 14,6%; khí hóa lỏng (LPG) tăng 14,1%; than sạch tăng 14%; sơn hóa học tăng 13,3%; thép thanh, thép góc tăng 12%; điện thoại di động tăng 11% (điện thoại thông minh tăng 15,8%); bia các loại và ô tô cùng tăng 10,7%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 10,5%. Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Phân u rê tăng 1,4%; thức ăn gia súc bằng cùng kỳ năm trước; phân hỗn hợp NPK giảm 1,9%; dầu thô khai thác giảm 6,9%; xe máy giảm 8,3%; đường kính giảm 16,2%; linh kiện điện thoại giảm 16,3%.
  3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp[5]
Tính chung 8 tháng năm nay, cả nước có 90,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.150,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 31% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 12,7 tỷ đồng, tăng 26,6%[7]. Nếu tính cả 1.603,7 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 8 tháng năm 2019 là 2.754,4 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có 25,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 8 tháng lên gần 116 nghìn doanh nghiệp. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng năm nay là 832,3 nghìn người, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo khu vực kinh tế, trong 8 tháng năm nay có 1,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 1,4% tổng số doanh nghiệp thành lập mới; có 24,5 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 27%; có 64,7 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, chiếm 71,6%. Trong đó, phần lớn các lĩnh vực hoạt động có số doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm trước: Có 11,6 nghìn doanh nghiệp xây dựng (chiếm 12,8%), tăng 0,8%; 11,5 nghìn doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 12,7%), tăng 5,4%; 7,6 nghìn doanh nghiệp khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác (chiếm 8,4%), tăng 14,2%; 5,4 nghìn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (chiếm 6%), tăng 20,2%; 5,3 nghìn doanh nghiệp dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (chiếm 5,8%), tăng 3,3%... Có 4 lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 29,5 nghìn doanh nghiệp (chiếm 32,6%), giảm 0,5%; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 4,3 nghìn doanh nghiệp (chiếm 4,8%), giảm 5,7%; vận tải, kho bãi có 3,8 nghìn doanh nghiệp (chiếm 4,2%), giảm 1,1%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có 960 doanh nghiệp (chiếm 1,1%), giảm 20,2%.
Trong 8 tháng năm nay, hầu hết các vùng kinh tế có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm trước: Vùng Đồng bằng sông Hồng có 27,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 5,5% (vốn đăng ký đạt 325,9 nghìn tỷ đồng, tăng 24,3%); Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 12,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 4,5% (vốn đăng ký 122,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2%); Tây Nguyên 2,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 9,2% (vốn đăng ký 31,3 nghìn tỷ đồng, tăng 129,4%); Đông Nam Bộ 38,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 2,6% (vốn đăng ký 564,5 nghìn tỷ đồng, tăng 40,9%); Đồng bằng sông Cửu Long 6,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 0,3% (vốn đăng ký 65,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2%). Riêng vùng Trung du và miền núi phía Bắc có số doanh nghiệp thành lập mới đạt 3,5 nghìn doanh nghiệp, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước (vốn đăng ký 40,8 nghìn tỷ đồng, tăng 28,4%).
Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 8 tháng năm nay là 20,1 nghìn doanh nghiệp, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Theo lĩnh vực hoạt động, có 7,8 nghìn doanh nghiệp ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm 38,8%), giảm 8% so với cùng kỳ năm trước; có 2,9 nghìn doanh nghiệp xây dựng (chiếm 14,5%), giảm 10,6%; có 2,6 nghìn doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 12,8%), giảm 4,7%; có 1,2 nghìn doanh nghiệp vận tải, kho bãi (chiếm 5,9%), giảm 10,7%; có 1 nghìn doanh nghiệp dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 5%), giảm 13,2%...
   4. Đầu tư
Tính chung 8 tháng năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 189,2 nghìn tỷ đồng, bằng 53,1% kế hoạch năm và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2018 bằng 51,8% và tăng 10,4%),
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/8/2019 thu hút 2.406 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 9.127,9 triệu USD, tăng 25,4% về số dự án và giảm 32,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, có 908 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3.989,9 triệu USD, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 8 tháng năm nay đạt 13.117,8 triệu USD, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong 8 tháng còn có 5.235 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 9,51 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 872 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 5,9 tỷ USD và 4.363 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,61 tỷ USD.
Trong 8 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6.807,1 triệu USD, chiếm 74,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 852,3 triệu USD, chiếm 9,3%; các ngành còn lại đạt 1.468,5 triệu USD, chiếm 16,1%. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 8 tháng đạt 10.348,3 triệu USD, chiếm 78,9% tổng vốn đăng ký; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 729 triệu USD, chiếm 5,6%; các ngành còn lại đạt 2.040,5 triệu USD, chiếm 15,5%. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5.392 triệu USD, chiếm 56,7% tổng giá trị góp vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.582,8 triệu USD, chiếm 16,6%; các ngành còn lại đạt 2.535,2 triệu USD, chiếm 26,7%.
Trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.876,2 triệu USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1.721,4 triệu USD, chiếm 18,9%; Nhật Bản 1.184,5 triệu USD, chiếm 13%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 1.109,6 triệu USD, chiếm 12,2%; Xin-ga-po 1.034,4 triệu USD, chiếm 11,3%; Thái Lan 438,3 triệu USD, chiếm 4,8%; Đài Loan 374,1 triệu USD, chiếm 4,1%; Quần đảo Vigin thuộc Anh 341,4 triệu USD, chiếm 3,7%.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 8 tháng năm nay có 102 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 339,5 triệu USD; 23 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 99,5 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 8 tháng năm 2019 đạt 439 triệu USD, trong đó lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 96,7 triệu USD, chiếm 22% tổng vốn đầu tư; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 88,6 triệu USD, chiếm 20,2%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 83,4 triệu USD, chiếm 19%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 72 triệu USD, chiếm 16,4%[11]. Trong 8 tháng có 30 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Ô-xtrây-li-a là nước dẫn đầu với 178,9 triệu USD[12], chiếm 40,7% tổng vốn đầu tư; Tây Ban Nha 59,8 triệu USD, chiếm 13,6%; Hoa Kỳ 49,3 triệu USD, chiếm 11,2%; Cam-pu-chia 38,5 triệu USD, chiếm 8,8%; Xin-ga-po 35,6 triệu USD, chiếm 8,1%.
   5. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Trong 8 tháng năm 2019, tiến độ thu ngân sách Nhà nước duy trì ổn định, có 7/12 khoản thu nội địa so với dự toán đạt tiến độ khá và cao hơn mức bình quân chung; chi ngân sách tiếp tục bảo đảm đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ đầu tư phát triển, chi trả nợ, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2019 ước tính đạt 932,1 nghìn tỷ đồng, bằng 66% dự toán năm, trong đó thu nội địa 751,8 nghìn tỷ đồng, bằng 64,1%; thu từ dầu thô 36,3 nghìn tỷ đồng, bằng 81,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 141,2 nghìn tỷ đồng, bằng 74,6%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 101,8 nghìn tỷ đồng, bằng 57,3% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 128 nghìn tỷ đồng, bằng 59,9%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 149,3 nghìn tỷ đồng, bằng 61,8%; thu thuế thu nhập cá nhân 73,2 nghìn tỷ đồng, bằng 64,7%; thu thuế bảo vệ môi trường 34 nghìn tỷ đồng, bằng 49,3%; thu tiền sử dụng đất 73,6 nghìn tỷ đồng, bằng 81,7%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2019 ước tính đạt 834,9 nghìn tỷ đồng, bằng 51,1% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 607,2 nghìn tỷ đồng, bằng 60,8%; chi đầu tư phát triển 144,5 nghìn tỷ đồng, bằng 33,7%; chi trả nợ lãi 71,3 nghìn tỷ đồng, bằng 57,1%. 
b) Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2019 ước tính đạt 336,56 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 169,98 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 13,9%, cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (4,6%) và tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 30,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước là 28,8%). Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng ước tính xuất siêu 3,4 tỷ USD, trong đó riêng tháng Tám xuất siêu 1,7 tỷ USD, tương đương với giá trị xuất siêu của 7 tháng năm 2019, kết quả này là nhờ đóng góp của nhóm hàng điện thoại và linh kiện với kim ngạch xuất khẩu 8 tháng lên tới 33 tỷ USD, chiếm 19,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Xuất khẩu hàng hóa
Tính chung 8 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 169,98 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 52,04 tỷ USD, tăng 13,9%, chiếm 30,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 117,94 tỷ USD, tăng 4,6%, chiếm 69,4% (tỷ trọng giảm 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).
Trong 8 tháng có 26 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 89,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD, chiếm 58,7%), trong đó điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 33 tỷ USD, chiếm 19,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 21,9 tỷ USD, tăng 14,3%; hàng dệt may đạt 21,7 tỷ USD, tăng 9,8%; giày dép đạt 12 tỷ USD, tăng 13,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 11,3 tỷ USD, tăng 5,8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,5 tỷ USD, tăng 15,4%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 5,7 tỷ USD, tăng 7%. Trong 8 tháng, hầu hết các mặt hàng trong nhóm nông, lâm nghiệp, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: Thủy sản đạt 5,4 tỷ USD, giảm 2,6%; rau quả đạt 2,5 tỷ USD, giảm 6%; các mặt hàng hạt điều, hạt tiêu và gạo mặc dù lượng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2018 nhưng do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm, trong đó hạt điều đạt 2,1 tỷ USD, giảm 9,4% (lượng tăng 15,8%), gạo đạt gần 2 tỷ USD, giảm 14,2% (lượng tăng 0,1%), hạt tiêu đạt 571 triệu USD, giảm 2,1% (lượng tăng 27,9%); đặc biệt mặt hàng cà phê giảm mạnh cả về kim ngạch và lượng, giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD, giảm 20% (lượng giảm 10,3%). Riêng cao su đạt 1,3 tỷ USD, tăng 7,2% (lượng tăng 9,1%).
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 8 tháng năm 2019, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,6 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU đạt 27,7 tỷ USD, giảm 0,5%; Trung Quốc đạt 23,8 tỷ USD, giảm 2,5%; thị trường ASEAN đạt 17,3 tỷ USD, tăng 3,6%; Nhật Bản đạt 13,4 tỷ USD, tăng 9,9%; Hàn Quốc đạt 12,6 tỷ USD, tăng 5,3%.
Nhập khẩu hàng hóa
Tính chung 8 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 166,58 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 70,43 tỷ USD, tăng 13,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 96,15 tỷ USD, tăng 4,8%.
Trong 8 tháng có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 89,1% tổng kim ngạch nhập khẩu (2 mặt hàng đạt giá trị trên 20 tỷ USD, chiếm 34,6%), trong đó một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 33,6 tỷ USD (chiếm 20,2% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 21%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 24 tỷ USD, tăng 12,9%; vải đạt 8,8 tỷ USD, tăng 4,8%; chất dẻo đạt 6 tỷ USD, tăng 2%; ô tô đạt 4,9 tỷ USD, tăng 60,3%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng có giá trị giảm so với cùng kỳ năm 2018: Điện thoại và linh kiện đạt 8,7 tỷ USD, giảm 5,9%; sắt thép đạt 6,4 tỷ USD, giảm 4,4%; kim loại thường đạt 4,2 tỷ USD, giảm 19%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 8 tháng năm 2019, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 49,2 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 31 tỷ USD, giảm 0,3%; thị trường ASEAN đạt 21,6 tỷ USD, tăng 4,6%; Nhật Bản đạt 12,4 tỷ USD, tăng 0,6%; thị trường EU đạt 9,9 tỷ USD, tăng 11,8%; Hoa Kỳ đạt 9,4 tỷ USD, tăng 9%.
   e) Khách quốc tế đến Việt Nam
Trong 8 tháng, khách đến từ châu Á đạt 8.828,4 nghìn lượt người, chiếm 78,1% tổng số khách du lịch đến nước ta, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến từ Trung Quốc đạt 3.372,3nghìn lượt người, giảm 0,9%; Hàn Quốc 2.801,1 nghìn lượt người, tăng 22,5%; Nhật Bản 620,7 nghìn lượt người, tăng 13,7%; Đài Loan 596,4 nghìn lượt người, tăng 27,1%; Ma-lai-xi-a 382,8 nghìn lượt người, tăng 14,6%; Thái Lan 311 nghìn lượt người, tăng 46,3%; Xin-ga-po 189,8 nghìn lượt người, tăng 5,4%.
Khách đến từ châu Âu ước tính đạt 1.478,6 nghìn lượt người, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khách đến từ Liên bang Nga 436,8 nghìn lượt người, tăng 5,7%; Vương quốc Anh 216,7 nghìn lượt người, tăng 4,5%; Pháp 200,9 nghìn lượt người, tăng 0,9%; Đức 149,7 nghìn lượt người, tăng 5,6%. Khách đến từ châu Mỹ đạt 676 nghìn lượt người, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Hoa Kỳ đạt 520,4 nghìn lượt người, tăng 7,1%. Khách đến từ châu Úc đạt 296 nghìn lượt người, giảm 1,5%, trong đó khách đến từ Ô-xtrây-li-a đạt 262,7 nghìn lượt người, giảm 1,4%. Khách đến từ châu Phi đạt 30,2 nghìn lượt người, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2018. 
7. Một số tình hình xã hội
a) Thiếu đói trong nông dân
Tình hình thiếu đói trong tháng Tám được cải thiện, cả nước chỉ có 6 địa phương phát sinh thiếu đói với khoảng 1 nghìn hộ thiếu đói, giảm 66,2% so với cùng kỳ năm 2018, tương ứng với 4,4 nghìn nhân khẩu thiếu đói, giảm 64,3%. Tính chung 8 tháng năm 2019, cả nước có 66,8 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với hơn 270 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 31,8%. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm đến nay, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói hơn 3,9 nghìn tấn gạo.
b) Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm
Tính chung 8 tháng năm 2019, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 11.331 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 6.020 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 5.311 vụ va chạm giao thông, làm 5.096 người chết, 3.242 người bị thương và 5.345 người bị thương nhẹ. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong 8 tháng năm nay giảm 3,8% (Số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 1,1%; số vụ va chạm giao thông giảm 6,8%); số người chết giảm 5%; số người bị thương giảm 0,2% và số người bị thương nhẹ giảm 10,2%. Bình quân 1 ngày trong 8 tháng, trên địa bàn cả nước xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 25 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 22 vụ va chạm giao thông, làm 21 người chết, 13 người bị thương và 22 người bị thương nhẹ.
d) Thiệt hại do thiên tai
Thiên tai xảy ra trong tháng 8/2019 chủ yếu là bão, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, lốc xoáy và sạt lở đất tại một số địa phương làm 41 người chết và mất tích, 30 người bị thương; 529 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và hơn 16 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, ngập và hư hỏng; 28 nghìn ha lúa và 4,8 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng. Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng ước tính gần 2 nghìn tỷ đồng. Riêng cơn bão số 3 xảy ra ở khu vực phía Bắc đã làm 22 người chết và mất tích; 13 người bị thương; 289 ngôi nhà bị sập; gần 10 nghìn ngôi nhà bị ngập và hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại do bão số 3 gây ra là 1,2 nghìn tỷ đồng, trong đó Thanh Hóa là địa phương chịu thiệt hại nhiều nhất với 16 người chết và mất tích; 6 người bị thương; hơn 1,2 nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hỏng; 1,7 nghìn con gia súc bị chết; 94 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; 2,1 nghìn ngôi nhà bị ngập và hư hỏng, thiệt hại về tài sản ước tính 864 tỷ đồng. Tính chung 8 tháng, thiên tai làm 75 người chết và mất tích, 77 người bị thương; 685 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; hơn 19 nghìn ngôi nhà bị tốc mái và hư hỏng; 30 nghìn ha lúa và 6,8 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai xảy ra trong 8 tháng ước tính 2,2 nghìn tỷ đồng.
e) Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ
Trong tháng 8/2019, trên địa bàn cả nước xảy ra 316 vụ cháy, nổ, làm 6 người chết và 6 người bị thương, thiệt hại ước tính hơn 76 tỷ đồng. Tính chung 8 tháng, cả nước xảy ra 2.720 vụ cháy, nổ, làm 71 người chết và 119 người bị thương, thiệt hại ước tính khoảng 858 tỷ đồng./.
 
 
 
 
 

 

Tác giả bài viết: Xuân Đức (Tổng hợp)

Nguồn tin: Trường THPT Quỳnh Lưu 2

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hai bên
Hai bên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây