GIỚI THIỆU SÁCH HAY THÁNG 1 NĂM 2024
Thứ bảy - 20/01/2024 21:02
“Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa qua trước tác của Danh nhân xứ Nghệ và luật pháp quốc tế” là cuốn sách của tác giả Trần Mạnh Cường sưu tầm, nghiên cứu, tìm tòi những cơ sở pháp lý về chủ quyền của quốc gia đối với hai quần đảo từ nhiều bộ thư tịch của nước ta.
Đây là những tư liệu gốc có giá trị về mặt khoa học, lịch sử và pháp lý quan trọng, được tác giả biên dịch, hiệu đính nhằm mục đích lan tỏa rộng rãi đến đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước về tính hợp pháp của chủ quyền biển đảo Việt Nam, đồng thời, tri ân các danh nhân người Nghệ đã có công ghi chép, lưu giữ những tài liệu quý, có giá trị cho muôn đời. Ngoài lời giới thiệu, kết luận. Cuốn sách chia làm 4 chương
Chương 1: Khái quát về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong một số thư tịch cổ;
Chương 2: Quá trình nhận thức, xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong trước tác của danh nhân xứ Nghệ qua các thời kỳ lịch sử;
Chương 3: Tính chất và giá trị của các trước tác;
Chương 4: Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nhìn từ luật pháp quốc tế.
Cuốn sách được Nhà xuất bản Nghệ An in và phát hành, nộp lưu chiểu quý IV năm 2023, vào một sáng đẹp trời giữa tháng 1 năm mới 2024 thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 2 được nhận quà tặng từ Nhà xuất bản Nghệ An
|
CHÙM SÁCH TẶNG THÁNG 1 TỪ NHÀ XUẤT BẢN NGHỆ AN |
Trong chùm sách được tặng thư viện xin phép giới thiệu cuốn sách “Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa qua trước tác của Danh nhân xứ Nghệ và luật pháp quốc tế”
Mở đầu cuốn sách là lời giới thiệu của nhà xuất bản về tác giả Trần Mạnh Cường, ông tốt nghiệp loại Giỏi ngành Hán Nôm, Đại học Khoa học Huế, lâu nay Trần Mạnh Cường được mệnh danh là “ông đồ trẻ nhất xứ Nghệ” với vốn kiến thức phong phú, sâu sắc về lịch sử, văn hoá dân tộc. Đặc biệt, với niềm đam mê nghiên cứu những tư liệu cổ, Trần Mạnh Cường đã góp công thu thập, giải mã rất nhiều tài liệu cổ bằng chữ Hán, Nôm khắp xứ Nghệ, trong đó có những tài liệu quý về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Năm 2010 Trần Mạnh Cường đã để ý nghiên cứu về Hoàng Sa thông qua đạo sắc phong của Sinh đồ Từ Tông Thuy có công đi theo Hành dốc thị Nguyễn Huy Quýnh tại Thuận Quảng năm Giáp Ngọ 1774. Đến năm 2013, trong quá trình nghiên cứu cuốn Giáp Ngọ niên bình Nam đồ, anh phát hiện những tư liệu quý, cho thấy địa danh Bãi Cát Vàng trên bản đồ này chính là tiền thân của Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay. Đây chính là cơ sở đầu tiên dẫn dắt Trần Mạnh Cường chú tâm sưu tầm, nghiên cứu, tìm tòi những cơ sở pháp lý về chủ quyền của quốc gia đối với hai quần đảo từ nhiều bộ thư tịch của nước ta.
Theo dòng chảy lịch sử Việt Nam, từ thế kỷ XVII cho tới cuối triều Nguyễn, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được ghi chép, mô tả một cách dầy đủ và chi tiết nhiều tác phẩm. Điều đặc biệt, trong rất nhiều tác phân dia dư của Việt Nam viết về Hoàng Sa - Trường Sa dưới hai triều Lê và Nguyễn thì hầu như đều có sự đóng góp rất lớ của các trí thức người Nghê. Đây đều là những tư liệu gỗ (original texts) có giá trị về mặt khoa học, lịch sử và phân (origina trọng, được Trần Mạnh Cường biên dịch, hiệu dinh lý qua những mình người Việt Nam đã có chủ quyển lịch si từ lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế.
Nhằm khẳng định giá trị vô cùng quan trọng từ những tư liệu gốc đã được biên dịch, với mong muốn góp thêm những tư liệu có giá trị xác thực về chủ quyền của quấn dây Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Nhà xuất bản Nghệ An trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa qua trước tác của danh nhân xử Nghệ và luật pháp quốc tế do tác giả Trần Mạnh Cường biên soạn. Đây cũng là cuốn sách nằm trong danh muc sách Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Nhà xuất bản Nghệ An thực hiện năm 2023 với mục đích lan toả rộng rãi đến đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước về tính hợp pháp của chủ quyền biển đảo Việt Nam; đồng thời, tri ân các danh nhân người Nghệ đã có công ghi chép, lưu giữ những tư liệu quý, có giá trị cho muôn đời!
Ở chương 1- Khái quát về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong một số thư tịch cổ
Trong đó có khái quát rất rõ nét và chi tiết Quần đảo Hoàng Sa , quần đảo Trường Sa. Điểm quan trọng là khái quát về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa trong một số thư tích cổ.
Nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hòa bình, liên tục và không gặp phải sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào.
Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới hiện còn lưu giữ nhiều tư liệu, sách cổ, văn bản pháp lý của nhà nước, bản đồ thể hiện việc thực thi chủ quyền của các nhà nước phong kiến Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Tự công đạo (1686); Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776; Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821); Hoàng việt địa dư chí (1833); Đại nam thực lục tiền biên (1844 - 1848); Đại nam thực lục chính biên (1844 – 1848); Việt sử cương giám khảo lược (1876); Đại nam nhất thống chí (1882); Dư địa chí khâm định đại nam hội điển sự lệ (1910); Hải ngoại ký sự của nhà sư trung quốc Thích Đại Sán (1696), An nam đại quốc họa đồ của giám mục người Pháp Louis Taberd, đại nam thống nhất toàn đồ (1838)
Biển và hải đảo luôn có vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta hiện nay. Với thế mạnh là quốc gia có bờ biển dài hơn 3.200km với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có một số quần đảo cũng như vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn. Bên cạnh đó, biển Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá cho phép chúng ta phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng như đánh bắt, nuôi trồng, và chế biến thuỷ, hải sản; phát triển cảng biển, vận tải biển, khai thác tài nguyên khoáng sản, và du lịch biển. Những hoạt động kể trên đã được ông cha ta kế thừa và khẳng định quyền làm chủ từ trước đến nay thông qua những tư liệu lịch sử. Qua đó, chúng ta thấy rằng, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đã là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của đất nước Việt Nam. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống tư liệu viết về Hoàng Sa, Trường Sa trong những trước tác này là việc làm hết sức cần thiết, cấp bách và phải cần đến nhiều giải pháp khác nhau, như: năng cao nhận thức; cách thức bảo quản tài liệu, trao đổi tài liệu; đưa vào chương trình giảng dạy tại địa phương; có chính sách đào tạo, khuyến khích đội ngũ làm công tác quản lý, nghiên cứu, sưu tầm tư liệu; tăng cường công tác tuyên truyển, quảng bá, giới thiệu về giá trị nguồn tư liệu; đa dạng hoá và đổi mới 1 Quốc sử quán triều Nguyễn (1962), Đại Nam thực lục chính biển, bần địch của Viện Sử học, NXB, Sử học, Hà Nội, tr. 282. 145
các hình thức khai thác, sử dụng tư liệu tại các thư viện cũng như trong toàn thể tầng lớp nhân dân.
Cuốn sách nhỏ này tiếp cận và xử lý nhiều tư liệu, tài liệu nghiên cứu đáng tin cậy và có giá trị bằng tiếng Việt, nhất là nguồn tự liệu Hán Nôm để có thể khái quát rõ nhất về chủ quyền của người Việt đối với vùng lãnh thổ, lãnh hải, đặc biệt là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử. Tuy nhiên, do nhiều lý do, hạn chế về thời gian, tư liệu và khả năng của người thực hiện nên trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy vẫn còn nhiều vấn để chưa được khái quát một cách triệt để nhất. Chính vì vậy, thời gian tới, tác giả sẽ cố gắng tìm kiếm thêm những nguồn tư liệu mới để tiếp tục nghiên cứu, bổ cứu sâu sắc và toàn diện hơn hướng tiếp cận này. Để được tìm hiểu toàn diện hơn về chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa Việt Nam trân trọng quý độc giả đến với thư viện trường THPT Quỳnh Lưu 2.
Tác giả bài viết: Hồ Thị Thanh Thu - Nhân viên thư viện
Xin phép giới thiệu “Mục lục” cuốn sách để bạn đọc dễ theo dõi khi có nhu cầu tìm hiểu cuốn sách lịch sử giá trị này.
MỤC LỤC
- Lời Nhà xuất bản
Chương 1 - Khái quát về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong một số thư tịch cổ
1. Quần đảo Hoàng Sa.
2. Quần đảo Trường Sa.
3. Khái quát về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong một số thư tịch cổ.
Chương 2 - Quá trình nhận thức, xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong trước tác của danh nhân xứ Nghệ qua các thời kỳ lịch sử.
I. Thế kỷ XVII.
II. Thế kỷ XVIII
1. "Giáp Ngọ niên bình Nam đổ" của Doan Quận công Bùi Thế Đạt
2. "Quảng Thuận đạo sử tập" của Tiến sĩ Nguyễn Huy Quýnh
3. “Đại Việt sử ký tục biên" do Hoàng giáp Phạm Nguyễn Du đồng biên soạn
III. Thế kỷ XIX
1. "Lịch triều hiến chương loại chỉ" của tác giả Phan Huy Chú
2. “Đại Nam thực lục" của Quốc sử quán triều Nguyễn
3. "Đại Nam nhất thống chỉ” và “Quốc triều chính biên toát yếu" của Quốc sử quán triều Nguyễn
Chương 3 - Tính chất và giá trị của các trước tác
1. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được các danh nhân xứ Nghệ sớm khẳng định
2. Tình khách quan, đồng nhất của những trước tác về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và việc quản lý, khai thác của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
3. Tình tương đồng với thư tịch của nhiều quốc gia khác về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Chương 4 - Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nhìn từ luật pháp quốc tế.
1. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)
1. Nguyên tắc tự do biển cả
2. Nguyên tắc đất thống trị biến
3. Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển
4. Nguyên tắc sử dụng biển vì mục đích hoà bình
5. Nguyên tắc giữ gìn di sản chung của nhân loại
II. Việt Nam chiếm hữu Bãi Cát Vàng phù hợp với các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp quốc tế
1. Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ do chính quyền nhà nước thực hiện
2. Thụ đắc đối với lãnh thổ vô chủ.
3. Sử dụng vũ lực để xâm chiếm là hành động đi ngược lại với luật pháp quốc tế.
4. Việc thực thi chủ quyền diễn ra sớm và liên tục trong hoà bình
III. Trước tác của danh nhân xứ Nghệ là cơ sở lịch sử, khoa học phù hợp với luật pháp quốc tế để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
Tác giả bài viết: Hồ Thị Thanh Thu
Nguồn tin: Trường THPT Quỳnh Lưu 2