“CẨM NANG” SỬ DỤNG FACEBOOK HIỆU QUẢ VÀ THÔNG THÁI

Thứ hai - 15/04/2024 16:12
 “CẨM NANG” SỬ DỤNG FACEBOOK HIỆU QUẢ VÀ THÔNG THÁI
Việc sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng mạng xã hội là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người. Học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 2 cũng đã ứng dụng rất tốt những tiện ích mà công nghệ mang lại, phục vụ cho cuộc sống học tập, giải trí, giao lưu, kết bạn, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó, các bạn khẳng định được sự năng động, thể hiện được bản thân trước bạn bè, trước xã hội. Tuy nhiên, sử dụng mạng xã hội “lợi bất cập hại”. Không ít những trường hợp vì để thỏa mãn cái tôi cá nhân đã không ngừng tự đánh bóng bản thân với những điều phù phiếm, với những bức ảnh được chỉnh sửa kỹ lưỡng; không ít những bạn trẻ đã tự huyễn hoặc mình để được trở thành “hot boy”, “hot girl” trong mắt mọi người. Có những bạn lợi dụng mạng Facebook để “chém gió” ngày đêm về người khác, về gia đình, về trường lớp, về thầy cô, về bạn bè… với những lời nói chẳng mấy hay ho, thậm chí là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
Phương tiện truyền thông xã hội đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày… nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc bạn có thể hoàn toàn tin tưởng và sử dụng nó một cách thiếu suy nghĩ và sự cẩn trọng. Chú ý nhiều hơn đến cách thức sử dụng, lý do tham gia và hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội có thể có lợi cho cuộc sống, sức khỏe và tinh thần của người dùng hơn. Dưới đây là cẩm nang 10 “hướng dẫn” để giúp bạn sử dụng Facebook một cách hiệu quả và thông thái.
1. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
- Trong danh bạ facebook của mình, các bạn cần có địa chỉ cụ thể cho từng mục đích sử dụng như:
+ Phục vụ cho học tập: các diễn đàn học nhóm trên mạng, nhóm lớp, nhóm học thêm, tra cứu tài liệu.
+ Phục vụ cho trao đổi thông tin, giải trí: các câu lạc bộ, hội nhóm theo sở thích.
+ Phục vụ cho việc mua bán hàng online: các trang , hội nhóm mua sắm.
- Khi có ý định vào facebook, hãy trả lời câu hỏi:
Mình vào facebook để làm gì?
- Sau đó, tìm đến những địa chỉ phục vụ cho nhu cầu, mục đích của mình.
- Khi đã đạt được mục đích đề ra, các bạn cần thoát facebook để không bị mất thời gian với những nội dung khác trên face nữa.
- Khi không xác định được mục tiêu mình vào face để làm gì thì các bạn nên thoát ra nhé để giành thời gian cho các hoạt động khác như: nghỉ ngơi, luyện tập thể thao, xem phim, nói chuyện với anh chị em, đọc sách…
2. CHẮT LỌC THÔNG TIN
picture1

- Những tư tưởng và tinh thần phải có khi tiếp nhận thông tin.
+ Luôn nghi ngờ và đừng tin gì cả nếu chưa biết chắc chắn về thông tin
+ Thông tin đáng tin cậy phải xuất phát từ những trang Web, online có thẩm quyền hoặc có uy tín, hoặc có tôn chỉ và mục đích rõ ràng, đúng đắn.
+ Khi tiếp nhận thông tin không được nói: “Đài nói, báo nói, ti vi nói, mạng nói…”. Mà phải nói : “Ông, bà (chức danh, chức vụ, cương vị, học vị…), Bộ, Viện, Cơ quan… nói”. Vì đài, báo, mạng… chỉ là phương tiện truyền bá, chứ thông tin phải được diễn tiến: Từ người truyền tin, qua thông điệp, đến người nhận tin.
+ Mỗi tác giả thường có những quan điểm, tầm nhìn, góc độ khác nhau, nên có những khác biệt về nhận thức, về đánh giá sự kiện, sự việc. Bởi vậy nó có những những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau, nên khi tiếp nhận thông tin chúng ta cần có sự cân nhắc để nhận định và phán đoán một cách vô tư và công bằng.
+ Những trang Web thiếu nghiêm túc, chưa biết rõ, thì phải cẩn thận, cảnh giác và sáng suốt khi tìm hiểu nội dung. Nếu chưa biết rõ thì đừng tin là “khôn ngoan nhất”.
- Công thức đánh giá một thông tin
5 W + 1 H
1) WHAT (cái gì)
2) WHERE (ở đâu)
3. WHO (ai)                      
4. WHEN (lúc nào)
5. WHY (tại sao)
6. HOW (Như thế nào)
3. BÌNH LUẬN CÓ “VĂN HÓA”
- Có trách nhiệm với nội dung bình luận của mình.
Nội dung bình luận sẽ thể hiện quan điểm, thái độ của bạn về vấn đề bình luận. Vì thế, có trách nhiệm với nội dung bình luận là có trách nhiệm với danh dự, tiếng nói của mình trước mọi người. Đừng phí hoài thời gian quí báu của đời mình vào những bình luận dông dài, vớ vẩn. Phải tỉnh táo nhận biết đúng  sai, phải trái, tránh mọi cạm bẫy, không a dua theo kiểu “tâm lí đám đông”. Hãy biết lên tiếng khi cần thiết và hãy học cách im lặng. Hãy sống tích cực với cuộc đời thực, mở lòng với cuộc sống xung quanh.
- Nội dung bình luận không ảnh hưởng đến người khác.
Khi bạn coment lên trên trang cá nhân của mình, của bạn mình thì hãy đảm bảo điều bạn nói ra không gây ảnh hưởng đến người khác. Không nói sai sự thật, không chủ ý nói “xấu”, bôi nhọ danh dự của một ai đấy vì mục đích cá nhân nào đó. Bạn hãy luôn nghĩ rằng: Những lời bình luận của bạn sẽ được nhiều người đọc, nhiều người biết nên trước khi đưa ra nội dung bình luận hãy nghĩ đến hậu quả khi điều bạn nói là: Bí mật của một ai đó, là nội dung chưa được xác nhận, là cái nhìn chủ quan từ một phía…
- Sử dụng từ ngữ bình luận “thuần Việt”, tường minh .
+ Không được dùng tiếng “lóng”, chữ viết tắt, chữ thiếu dấu, viết kí hiệu
+ Không nói tục, chửi bậy, không xuyên tạc tiếng Việt, lạm dụng tiếng nước ngoài, sáng tạo những chữ “vừa tây - vừa ta”.
+ Viết nội dung cần đủ câu, đủ ý để người đọc hiểu đúng điều bạn muốn nói.
- Đọc nội dung thông tin và tự đặt cho mình một số câu hỏi:
+   Độ chuẩn xác của thông tin?
+  Thông tin có thiết thực không?
+  Người cung cấp thông tin có mục đích gì?
 
picture2



 



- Tự vấn bản thân:
 + Mình like và chia sẻ thông tin này có ảnh hưởng đến mình và những người khác không?
+ Like và share để đạt được điều gì.

picture3








 
Những thông tin có thể like và share:
 Quyên góp từ thiện (có địa chỉ, hình ảnh, sự việc cụ thể), tìm kiếm người mất tích - đồ vật thất lạc…  để chúng ta có thể truyền tải và chia sẻ những giá trị tốt đẹp đến cộng động những người dùng Facebook.
Những thông tin  không nên like và share:
 + Nói xấu, bôi nhọ (cơ quan - tổ chức nhà nước, cá nhân..)
 + Thông tin liên quan đến đời sống riêng tư cá nhân người khác.
+ Thông tin với tuýp “dật gân” dùng để “câu like” của một số tờ báo “lá cải”.
 + Những status của 1 số cá nhân “sống ảo” mang tính phô trương, khoe khoang; tự huyễn hoặc bản thân.
- Đưa ra quyết định .
 
 picture4










 
 
 

 
5. KIỀM CHẾ CẢM XÚC
-  Kìm chế cảm xúc bằng cách nào.
 picture5
  - KHÔNG PHẢN ỨNG VỘI.             
- NHẬN ĐỊNH LẠI TÌNH HÌNH.        
- THAY ĐỔI TRỌNG TÂM CHÚ Ý.
- CẦN 5 PHÚT BÌNH TĨNH. 
 - HÍT THỞ SÂU.

 





- Luôn ghi nhớ:
picture6
picture7

 
6. QUẢN LÍ QUĨ THỜI GIAN:
picture8

- Lập thời gian biểu: Các bạn hãy lên kế hoạch cho một ngày của mình bằng cách lập thời gian biểu: trong đó cũng đã có 1 thời gian nhất định (30 - 40 phút) cho các bạn online facebook.
- Tạo tính kỷ luật: Khi đã xây dựng cho mình thời gian biểu, bạn cần phải nghiêm khắc với bản thân trong việc thực hiện và hoàn thành.
- Làm việc tập trung:  Khi đã đặt ra nhiệm vụ cần thực hiện, các bạn nên tập trung hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra. Không được phép sử dụng thời gian học tập ở nhà, nghỉ ngơi cho việc online facebook. Trong thực tế đã có nhiều bạn thường xuyên online khi đang học bài, làm bài tập ở nhà, thậm chí online vào thời gian muộn tầm 23h00 đến 1h sáng.
- Hình thành thói quen: Hãy tập cho mình việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch, thời gian online facebook chỉ thực hiện trong một khung giờ nhất định. Thường xuyên thực hiện, các bạn sẽ tạo cho mình thói quen sinh hoạt, vui chơi, học tập một cách khoa học, đạt được hiệu quả.
7. TẮT HOẶC HẠN CHẾ THÔNG BÁO
Chắc chắn, nhiều người trong chúng ta có nỗi sợ mang tên FOMO - Fear Of Missing Out (nỗi sợ bị bỏ lỡ) nên vì thế, các thông báo (Notifications) là thứ giữ cho chúng ta luôn trong vòng lặp thông tin liên tục. Nhưng nếu bạn không chú ý, rất dễ bị hút vào cái bẫy về việc liên tục bị phân tâm khỏi công việc, gia đình và cuộc sống thật. Một khuôn khổ tốt cần tuân theo là: lập thời gian biểu để sử dụng mạng xã hội có mục đích hơn thay vì thường xuyên kiểm tra thông báo một cách “nhiệt tình” và vô thức.
8. CÀI ĐẶT QUYỀN RIÊNG TƯ
Mỗi cá nhân cần chủ động bảo vệ quyền riêng tư của mình trên phương tiện truyền thông xã hội. Mỗi nền tảng có cài đặt bảo mật riêng và bạn nên biết cách hoạt động của từng cài đặt này. Luôn cập nhật cài đặt của bản thân vì chính sách của các nền tảng này thay đổi định kỳ. Ngoài ra, hãy lưu ý tất cả những thông tin công khai của bạn trên mạng xã hội, vì không nhất thiết ai cũng phải biết mọi thứ về bạn.
9. GÓP SỨC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TÍCH CỰC TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Trước khi đăng tải bất cứ điều gì trên mạng xã hội, hãy lưu ý đến những gì bạn sắp chia sẻ với mọi người. Những quyết định như đăng nội dung/hình ảnh tiêu cực hoặc gây tranh cãi có thể gắn bó lâu dài với người khác hơn bạn tưởng. Một khi bạn đăng nội dung nào đó lên mạng xã hội, nội dung đó có thể tồn tại mãi mãi trong tâm thức (một) ai đó. Vì vậy, quy tắc tốt cần tuân theo là giữ cho bài đăng của bạn tích cực, trung thực, phù hợp, nâng cao tinh thần và cung cấp thông tin cần thiết cho những người trong cộng đồng bạn yêu quý.
picture9

Lời nói có sức mạnh to lớn - hãy suy nghĩ kỹ trước khi bạn đăng bất kỳ nhận xét tiêu cực nào (Ảnh: Internet)
10. TẮT MẠNG VÀ DÀNH THỜI GIAN CHO CUỘC SỐNG NHIỀU HƠN
Mạng xã hội là một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và giúp chúng ta kết nối trong thế giới kỹ thuật số rộng lớn. Nhưng chúng ta còn một cuộc sống thực tế nhiều trải nghiệm ngoài kia. Vậy nên, đừng để bản thân phụ thuộc quá nhiều vào máy tính hay điện thoại. Hiển nhiên, tắt hết những phương tiện ấy, rồi dành thời gian tương tác trực tiếp với người mình yêu thương sẽ cho bạn một cuộc sống khỏe mạnh, tinh thần ổn định và tâm trạng tốt hơn nhiều.
picture10


 

Tác giả bài viết: Văn Thị Hà

Nguồn tin: Đoàn Trường THPT Quỳnh Lưu 2:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hai bên
Hai bên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây