Định hướng chọn trường chọn ngành ( do tôi học khối A, nên note được viết hơi thiên về kỹ thuật, các bạn khối CD tham khảo được gì thì tham khảo nhé, thân! )
Dựa trên 3 tiêu chí:
---------------------------------
1.Nói về sở thích đam mê.
- Đây là yếu tố quan trọng nhất nhưng cũng khó xác định nhất. Tôi đánh giá cao yếu tố này trong quá trình chọn ngành chọn nghề đối với mỗi con người, vì chỉ khi theo đuổi đam mê của bản thân thì bạn mới có thể toàn tâm toàn ý thực hiện công việc đó. Bạn chọn sai tới lúc vào học bạn chả có hứng thú và động lực để học hành gì cả.
- Sở thích đam mê của 1 người có thể do nhiều yếu tố tác động vào, ví dụ điển hình là do gia đình: 1 nhà có bố mẹ làm nhạc sỹ, diễn viên, con cái hay có xu hướng theo nghề ba mẹ, hoặc như gia đình có nhiều người làm kinh doanh, con cái có xu hướng học về kinh tế.
- Nhiều bậc phụ huynh có cách làm cho con trẻ của họ yêu thích 1 cái gì đó hoặc ghét bỏ nó bằng cách liên tục rót vào tai chúng những lời khen, lời chê về 1 lĩnh vực, ngành nghề, lâu dần chúng ta tự nhiên có cảm tình hoặc thành kiến với vấn đề đó. Ví dụ: câu cửa miệng của các bậc phụ huynh là con gái đừng nên học kỹ thuật, chỉ nên học kinh tế hoặc sư phạm cho nhàn, hoặc là ngay từ bé bố mẹ, người thân đã rót vào tai con cái họ: cứ theo nghề bác sĩ, luật sư, công an của bố (mẹ) cho dễ xin việc, lâu dần hình thành trong đầu con cái họ 1 ý định mô hờ là sẽ phải theo nghề bố mẹ.
- Cũng có thể sở thích và đam mê, tự đến với mỗi người. Ví dụ cả nhà bố mẹ là giáo viên công chức, có đứa con theo đuổi nghề ca hát, họa sĩ …….
- Sở thích và đam mê, có sự liên hệ khá chặt chẽ tới tính cách, một người có tính cách trầm tĩnh, ít nói, ngại tiếp xúc thì sẽ khó có khả năng thích các nghề như MC, nhà báo, biên tập viên, ngược lại với những người có tính cách năng nổ, hoạt bát, thích tiếp xúc với nhiều người thì họ cũng khó mà thích những công việc như nghiên cứu toán học, viết văn, sáng tác thơ ca……..
- Vậy làm sao để xác định được đâu là nghề phù hợp với đam mê và sở thích của mình là 1 câu hỏi rất hay được các bạn trẻ kể cả những bạn đang là học sinh cấp 3 và các bạn đang là sinh viên đặt ra ? Không dễ để có câu trả lời và có lẽ phải mất nhiều thời gian mới tìm ra được. Có 1 so sánh khá thú vị tôi được nghe từ bạn Quách Đức Anh ( tác giả quyển Chinh phục đỉnh Phú Sĩ) khi bạn trả lời cho câu hỏi trên : để biết được 1 bộ quần áo, 1 đôi dày có hợp với mình hay không chúng ra phải ra ngoài cửa hàng quần áo, chọn lấy vài bộ và mặc thử, xem cái nào hợp với mình nhất, công việc ở đây cũng vậy, cũng phải thử rồi ta mới biết mình hợp với cái nào. Tuổi trẻ được phép làm 1 việc mà tuổi già khó có thể làm được, đó là “được phép làm sai”.
- Tuy nhiên có 1 thực tế chỉ ra rằng , có khá đông những bạn theo đuổi 1 ngành học nào đó nhưng sau khi trường lại đi làm trong 1 công việc khác, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc này ví dụ như nhu cầu xã hội, sau khi ra trường công việc mình làm đúng chuyên ngành ko như mong đợi và hình dung lúc ban đầu. Đấy chính là lúc bạn nhận thấy chiếc áo đó không hợp với bạn và bạn cần phải chọn 1 chiếc áo khác cho mình.
- Làm sao để xác định đâu công việc nào phù hợp với sở thích đam mê thực sự của mình, đó là những công việc mà bạn có thể làm quên ăn, quên ngủ, làm với tinh thần hăng say. Có 1 câu nói đại loại thế này, bạn thực sự không làm việc khi bạn làm những gì bạn thích, ví dụ điển hình nhất cho câu nói này là mấy ông họa sĩ hoặc điêu khắc :)
- Chia sẻ lý do tại sao lại chọn kỹ thuật để học: từ khi có cuộc thi Robocon, đặt ra câu hỏi làm sao để cho cả 1 đống nhôm bùi nhùi đó có thể chuyển động theo ý mình được, máu sáng chế nổi lên, kết hợp với việc đội dành giải nhất cuộc thi này sẽ được đi thi đấu nước ngoài, thế là yêu kỹ thuật, yêu robot từ hồi lớp 8. Cảm giác khi sửa được cái máy đang bị hỏng nằm bẹp thật là đã….thế là thích kỹ thuật… mặt khác khi sửa được máy móc, nhận được lời khen từ các chị em, thằng nào chả sướng, điều đấy lại tạo thêm động lực để đâm đầu vào nghiên cứu tiếp kỹ thuật.
- Câu hỏi đặt ra là khi định hướng của bố mẹ các bạn không trùng với đam mê sở thích của bạn thì bạn sẽ phải làm thế nào. Cãi bố mẹ là không tốt, bố mẹ nào chả muốn tốt đẹp cho con cái họ, nhưng mà hạnh phúc của mình thì phải do mình quyết định, ý kiến của bố mẹ chỉ là tham khảo thôi, vì họ có kinh nghiệm trong cuộc sống hơn mình, còn lại quyết định vẫn phải ở chính bản thân chúng ta, quyết định của bản thân nếu có sai thì bố mẹ vẫn ở sau lưng ta cơ mà, có bố mẹ nào lại hắt hủi con cái khi bị vất ngã đâu, mà nếu có sai thì lúc đó cũng không đổ lỗi cho ai được, mình làm mình chịu, còn quyết định đó mà đúng thì tốt quá rùi , sẽ có cả 1 đống chuyện thú vị để kể cho các đàn em đàn cháu nghe……
2. Khả năng thi được vào ngành mà mình cảm thấy phù hợp với sở thích của mình. ( đây là yếu tố có thể kiểm soát được – mình có thể căn cứ vào nhiều tham số để có thể đưa ra lựa chọn của bản thân)
- Bạn lựa được 1 ngành mà bạn cảm thấy sẽ thích thú với nó, nhưng điểm thi đầu vào ngành đó lại quá cao so với khả năng của bạn, bạn phải làm thế nào???
- Thứ nhất là bạn phải khoanh vùng xem có bao nhiêu trường có ngành bạn thích, ví dụ như ngành Quản trị kinh doanh, ở các trường Ngoại thương, Ngân Hàng, KTQD, Dân lập thăng long, kinh doanh và công nghệ đều có, nhưng chắc chắn điểm đầu vào sẽ khác nhau, vậy nên lựa chọn những trường nào vừa tầm với khả năng của mình để chọn thi.
- Thứ 2 khi cảm thấy phương án 1 vẫn chưa đảm bảo cho việc mình có 1 vé vào đại học đúng với sở thích của mình thì hãy lựa chọn những ngành có liên quan tới ngành mình thích: ví dụ bạn thích điện tử, mà ở các trường top trên, điểm chuẩn của ngành đó quá cao, vượt ra ngoài tầm với của bạn, hãy chọn những ngành có liên quan tới điện tử để học, làm sao đảm bảo được tiêu chí, đầu vào không quá khó, trường vẫn là trường top trên, và ngành học có “ liên quan” tới sở thích của mình.Biết đâu ngành đó lại là 1 phát hiện thay đổi cuộc đời bạn thì sao J Ví dụ về việc vì sao tôi chọn ngành VLKT của trường ĐH BK TP.HCM: khi thấy điểm chuẩn của khoa điện tại 2 trường BK đều khá cao, tôi tìm hiểu thêm về ngành VLKT, nhận thấy đây là ngành học có sự kết hợp của điện tử, y học , sinh học, công nghệ thông tin ( coi trong khung chương trình đào tạo)… đấy đều là những môn học tôi thấy rất hứng thú, kết hợp với việc BK Tp.HCM có thành tích rất tốt trong những mùa Robocon trước đó nên tôi đã lựa chọn trường này chứ không phải là các trường kỹ thuật phía bắc. Tóm lại lựa chọn này đã thỏa mãn 3 tiêu chí của tôi: đầu tiên là điểm thấp vừa sức của mình, thứ 2 là có liên quan tới điện tử, thứ 3 là trường có tiếng :)
- Để biết mình có đủ khả năng thi vào 1 ngành của 1 trường nào đó hay không, phải căn cứ vào 2 yếu tố, thứ nhất điểm chuẩn ngành đó các năm trước ra sao, thứ 2 dựa vào kết quả thi thử , sau khi biết được điểm thi thử của mình, sẽ cân nhắc nên thi cái gì, ở đâu. Khi kết quả thi thử không cao thì ko nên mạo hiểm thi ngành hot, trường top mà phải tìm phương án khác. Ví dụ: điểm thi thử 3 môn toán lý hóa của tôi trong 3 lần chưa lần nào vượt trên 15 nên tôi chọn những ngành có điểm chuẩn 18-20, với tiêu chí 6x3 18 sẽ an toàn khi chọn ngành có điểm chuẩn 15-16 điểm năm trước
- Với những bạn vẫn chưa đủ tự tin vào khả năng của mình, hoặc giả tới phút chót mới chợt bừng tỉnh về con đường học hành của mình mà lúc đó xoay sở để có kết quả cao khi thi đại học là không khả thi, thì phải chọn cách đi đường vòng, học cao đẳng xong liên thông lên đại học ( con đường này năm nay đã bị bộ tiêu diệt thật đáng tiếc L ). Đối với những bạn chưa đủ khả năng thi đại học thì có thể lựa chọn con đường học nghề ( cơ hội đi nước ngoài có khi lại cao ),hoặc gia đình có điều kiện thì đi du học . Có tiền tốt nhất là đi du học, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài hiện nay rất lộn xộn.Một chương trình thi tổ chức cho sinh viên học nghề khá nổi tiếng:http://www.worldskills.org/
3. Nhu cầu của xã hội về ngành mình lựa chọn học.
- Đây là yếu tố khó xác định nhất.
- Tuy nhiên nó cũng có những quy luật nhất định.
- Lấy ví dụ : ngành luật, thời kỳ đầu đổi mới, rộ lên phong trào học luật, làm điểm ngành luật những năm đó cao chót vót, nhưng đời không như là mơ, do nhu cầu xã hội không nhiều, dân luật của những năm đó ra trường ko có việc làm nên ngành luật mất dần độ hot, tương tự với ngành ngân hàng, vài năm trước thì học về tài chính ngân hàng là hot, nhưng hiện tại lại khó xin việc……..
- Xu thế chọn ngành học đón đầu tương lai là 1 phương án mang tính đột phá nhưng lại tiềm ẩn rủi ro, nếu gặp thời ngành đó tiếp tục phát triển thì coi như bạn may, cơ hội có việc làm cho bạn sẽ nhiều, ít có sự cạnh tranh, và khả năng bạn vươn lên làm chuyên gia trong lĩnh vực đó sẽ lớn, thu nhập sẽ cao, còn nếu không gặp thời thì bạn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi xin việc. Còn khi bạn lựa chọn phương án an toàn, chọn những ngành học thức thời, thì khi ra trường việc xin việc của bạn sẽ khó khăn hơn, cạnh tranh nhiều hơn… Dự đoán những năm sắp tới, các ngành về môi trường, thực phẩm, công nghệ sinh học sẽ phát triển.
- Vì vậy lựa chọn những ngành học mới cần phải sáng suốt, và trông chờ vào may mắn.
====>>>>>Tóm lại việc chọn trường, chọn ngành học sẽ như thế nào.
===============================
Khuyến mãi thêm cho các bạn vài chia sẻ khi đã thành sinh viên
Tác giả bài viết: Anh Tuấn
Nguồn tin: Đoàn TN
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn