3 BƯỚC CHỌN NGHỀ

Chủ nhật - 23/02/2020 20:01

Bật mí 3 bước chọn ngành nghề “chuẩn đét” trong năm 2020

Chọn ngành gì hay học trường nào? Luôn là bài toán khó làm đau đầu không chỉ riêng cho các bạn học sinh lớp 12 mà còn là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh.

Bật mí 3 bước chọn ngành nghề “chuẩn đét” trong năm 2020

Nếu bạn đang trong tình trạng rối như tơ vò về việc chọn ngành, chọn nghề trong đợt xét tuyển năm 2020 thì có thể tham khảo một số nguyên tắc mà ban tư vấn tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược TPHCM giới thiệu dưới đây để đảm bảo cơ hội việc làm trong tương lai ổn định hơn nữa.

Bước 1: Khi chọn ngành thì cần biết mình là ai

Điều cần thiết khi chọn ngành là bạn phải trả lời thật chính xác những câu hỏi cơ bản nhất về chính mình cũng như những vấn đề tâm lý có liên quan như:

  • Bạn thuộc tuýp người nào?
  • Bản thân muốn gì?
  • Bạn có thế mạnh gì?
  • Muốn học trong môi trường ra sao?
  • Lực học thế nào? Những kỹ năng bạn có?

Kĩ năng bạn có thể bồi đắp dần trong quãng đời sinh viên nhưng lực học bạn cần đánh giá khách quan, đó là kết quả học tập. Nếu còn lăn tăn, bạn có thể tìm hiểu về năng lực của cá nhân như chỉ số IQ, CQ, EQ thông qua một số bài tập, một số trắc nghiệm. Tất cả những câu hỏi này được thực hiện một cách nghiêm túc thì bạn sẽ đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn nhất cho mình.

Bước 2: Chọn ngành cân bằng giữa sở thích và nhu cầu xã hội

Theo các giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân và xã hội cần trong tương lai sẽ giúp các em có được động lực phát triển trong tương lai. Theo đó, các em có thể liệt kê các ngành nghề  mà bản thân mình yêu thích, hứng thú theo thứ tự ưu tiên sau đó áp dụng 3 nguyên tắc sau đây để chọn ra ngành phù hợp nhất.

Nguyên tắc 1: Chỉ chọn khi hiểu biết đầy đủ về ngành/nghề. Để biết được những điều đó bạn hãy trả lời cho những câu hỏi sau:

  • Với ngành này sẽ học gì?
  • Ra trường sẽ làm gì?
  • Muốn làm việc trong lĩnh vực ấy, bạn cần đáp ứng yêu cầu gì?
  • Có cơ hội thăng tiến không?
  • Môi trường làm việc thế nào?
  • Thu nhập, tính chất công việc ra sao?
Chọn ngành cân bằng giữa sở thích và nhu cầu xã hội

Nguyên tắc 2: Không chọn ngành khi xã hội không có nhu cầu

Tìm kiếm được công việc ổn định là ước mơ của bất cứ người nào, do đó việc tìm hiểu nhu cầu của xã hội trước khi bắt tay vào học một ngành nào đó là việc cực kỳ quan trọng, điều đó quyết định tương lai của bạn về sau. Một công việc được cho là dễ tìm kiếm là công việc mà xã hội có nhu cầu tuyển dụng cao hơn nguồn lao động hiện có trên thị trường. Ngược lại xã hội không có nhu cầu nhân lực về ngành điều này thì trước đây có là một ngành học hot đi nữa thì cơ hội tìm kiếm việc làm của bạn cũng không cao.

Nguyên tắc 3: Hãy chọn ngành mà bản thân coi trọng, yêu thích

Khi bạn yêu thích, say mê một nghề nào đó thì sẽ có động lực để làm việc, tìm tòi, sáng tạo, phát triển và thành công. Vì vậy, chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích là một yếu tố rất quan trọng và hiểu được sở thích nghề nghiệp sẽ giúp các bạn chọn được ngành học phù hợp để phát triển nghề nghiệp trong tương lai hơn nữa. Tuy nhiên, bạn nên tránh xa những ngành học dễ thất nghiệp trong các năm tới.

Bước 3: Chọn trường có môi trường học tập tốt và năng động

Khi đã chọn được ngành học mình yêu thích thì bạn cần chọn ngôi trường học có tạo điều kiện tốt nhất cho ngành học mình theo đuổi bằng cách tham khảo mức điểm chuẩn của trường trong 2-3 năm liên tiếp gần nhất. Tuy nhiên điều này vẫn chưa đủ, bạn cần tìm hiểu rõ thông tin về trường. Hãy chọn trường mạnh về đào tạo ngành mình chọn, có môi trường học tập tốt và năng động. Môi trường ở đây là tổng hợp về sinh viên, danh tiếng, giảng viên, hoạt động ngoại khóa và cơ hội xin việc làm sau khi tốt nghiệp…

Ngày nay, có rất nhiều nguồn thông tin chúng ta có thể tham khảo về các trường mình muốn tìm như thông qua các trang tin Giáo dục về kỳ thi THPT Quốc gia, ngày hội tuyển sinh, hướng nghiệp; hỏi người thân; đọc báo; hoặc tra cứu thông tin thí sinh về trường thông qua các website, Facebook Fanpage của trường, các Group hội nhóm sinh viên của trường; thông qua tổng đài tư vấn… Chính các bạn sẽ biết mình muốn gì và cần gì thông qua những tin tức mà mình tự tìm hiểu.

Tác giả bài viết: Đào Xuân Đức (Sưu tầm và tổng hợp)

Nguồn tin: Trường THPT Quỳnh Lưu 2

 Từ khóa: bạn học, lo lắng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hai bên
Hai bên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây