Ngành nào dễ xin việc trong tương lai?

Thứ sáu - 22/02/2019 21:02

Sau khi ra trường có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp, cơ hội thăng tiến cao là mơ ước của rất nhiều người. Do đó việc tìm hiểu nhu cầu của xã hội trước khi bắt tay vào học một ngành nào đó là việc cực kỳ quan trọng, điều đó quyết định tương lai của bạn về sau. Một công việc được cho là dễ xin chỉ khi xã hội đang cần, nhu cầu tuyển dụng cao hơn nguồn lao động hiện có trên thị trường. Tuy nhiên điều đó cũng sẽ sớm bảo hòa sau một thời gian không xa, vì có cầu ắt có cung, vì vậy một ngành được cho là “hot” hiện nay cũng không có gì đảm bảo là sẽ ổn định lâu dài. Như vậy ngành nào đang là sự lựa chọn của nhiều bạn bạn trẻ hiện nay?

 

Công nghệ thông tin, kinh tế lên ngôi

Theo tỉ lệ tuyển sinh đầu vào của các trường Đại học Cao đẳng trong những năm gần đây thì các ngành như Công nghệ thông tin, kinh tế… hiện đang thu hút rất nhiều thí sinh. Điều đó cũng không có gì là khó hiểu trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang từng ngày phát triển từng ngày thay da đổi thịt như hiện nay. Ngược lại các ngành xã hội lại đang khát thí sinh, vì đa phần cho rằng ngành này khó xin việc, ra trường ít có cơ hội thăng tiến.

 

Mặc dù có xuất phát điểm chậm nhưng ngành CNTT của Việt Nam lại đang tiến nhanh, vượt xa nhiều nước trong khu vực. Hiện nay không có cơ quan, doanh nghiệp, hay tổ chức nào lại không cần đến CNTT từ việc đơn giản như soạn thảo văn bản, lưu trữ dữ liệu, đến các công việc phúc tạp đòi hỏi phải có độ chính xác và kỹ thuật cao như lập trình, đồ họa… Nắm bắt được xu thế đó nên rất nhiều bạn trẻ đã đi theo con đường này, và thật tế họ đã tìm được công việc như mình mong muốn. Họ thành công là vì biết đón đầu xu thế, biết trước những gì xã hội sẽ cần. Chính họ đã trở thành tấm gương để các bạn trẻ noi theo và rất nhiều người đã đô xô vào học ngành này, với mong muốn tìm được cho mình một việc làm tốt trong tương lai.

 

Nhưng thực tế hiện nay cho thấy nguồn lao động ở các ngành này cũng đang dần trở nên quá tải, khi mà nguồn cung ngày càng trở nên dư thừa trong khi với tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp giải thể hàng loạt như hiện nay thì nhu cầu tuyển dụng cũng không còn rầm rộ như trước, song nhiều người vẫn chưa nhận ra được thực tế đó. Họ sẵn sàng từ bỏ ngành mà mình mơ ước để lao vào các ngành “thời thượng” này, chính tâm lý số đông đó đã góp phần làm cho ngành này trở nên khó xin việc trong tương lai do cung vượt quá cầu.

 

Các ngành xã hội “thê thảm” đầu vào nhưng sáng lạng đầu ra

Hiện nay các ngành xã hội đơn cử là khối C đang ngày càng trở nên khan hiếm thí sinh dự tuyển, vào thời buổi kinh tế thị trường, cuộc sống trở nên gấp gáp thì việc chọn học một ngành thơ văn dường như quá xa xời so với thực tế. Mặc dù đó có thể là ước mơ là sở thích nhưng có nhiều người sẵn sàng từ bỏ để chạy theo các ngành học mang tính “thời thượng”, nhưng chưa chắc đầu ra đã đảm bảo vì số lượng quá nhiều. Chính điều đó đang dần tạo nên sự khan hiếm nguồn nhân lực cho các ngành thuộc khối xã hội, và chắc chắn sẽ còn khan hiếm hơn khi đầu vào ngày càng ít như hiện nay. Đây là thời cơ tuyệt vời để những ai yêu thích và dấn thân vào các ngành này, sẽ không còn nhiều tình trạng khó xin việc, vì lúc này việc cần người hơn là người cần việc. Hơn nữa các nghề quan trọng không thể thiếu trong xã hội như sư phạm, luật, báo chí…cũng từ khối C mà ra chứ không phải học văn chương chỉ là hoa lá cành như nhiều người quan niệm. Từ thực tế đó cho thấy tuy đầu vào không rầm rộ như các ngành khác, nhưng đây sẽ là lợi thế hứa hẹn một việc làm tốt trong tương lai không xa.

 

Đón đầu cơ hội

Việc này không khó tuy nhiên đây là yếu tố quyết định thành công mà mọi người thường bỏ qua, ta hãy lấy ví dụ như trường hợp vài người nông dân mạnh dạn nuôi nhím, lúc đầu không ai làm theo nhưng đến khi thấy lợi nhuận khủng mà nó mang lại thì họ sẵn sàng từ bỏ tất cả để lao vào nuôi nó, có thời điểm tạo nên một cơn sốt trong người nông dân, một cặp giống có thể lên đến vài chục triều đồng, nhưng việc gì đến cũng phải đến khi nhà nhà nuôi nhím thì con vật mà trước kia được cho là khan hiếm bây giờ trở nên bình thường và ế ẩm. Lúc này đa số đều đã thất bại ngoại trừ những người đi tiên phong, và những người đi sau cùng kiên trì giữ lại đến một thời gian trên thị trường không còn thì nó lại trở nên khan hiếm. Đây là vòng lẩn quẩn mà từ người nông dân trồng trọt chăn nuôi cho đến doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vẫn chưa tìm ra lối thoát, hễ thấy ngành nào nghề mang lại lợi nhuận cao thì lập tức cùng nhau ùa vào và nó lại bảo hòa, không phải họ không biết nhưng lạ một điều là họ vẫn làm theo.

 

Qua đó ta thấy được một điều, nếu muốn thành công thì một bạn phải là người tiên phong, hai bạn phải là người kiên trì đến sau cùng, không nên chạy theo đám đông. Thật vậy thị trường việc làm hiện nay cũng không khác gì dẫn chứng trên là mấy, hễ thấy một ngành nào đang “hot” là số đông lại ùa vào và thế là cung lại vượt cầu. Vì vậy một lời khuyên chân thành dành cho các bạn yêu thích khối xã hội hay bất cứ ngành nào mà mọi người đang quay lưng thì hãy mạnh dạn đi theo con đường mà mình đã chọn, đầu vào không ồ ạt đừng vội nản chí, tại sao bạn không nghĩ đó là một cơ hội tuyệt vời giành cho bạn sau khi ra trường. Mỗi người một ngành nghề một công việc, chính điều đó tạo nên cuộc sống, vì vậy hãy theo đuổi những gì mình đã lựa chọn đừng chạy theo số đông, đừng lao theo những ngành được cho là “hot” mà hãy học những gì mình yêu thích, không một công việc nào là không có ích cho cuộc sống này, và hãy luôn nhớ rằng hãy học những gì mà xã hội sẽ cần hơn nhưng gì xã hội đang cần, bởi vì việc học không chỉ một ngày một bữa, những gì xã hội đang cần nhưng đến khi bạn ra trường thì điều ấy chưa chắc còn đúng, nhưng ngược lại những gì mọi người đang quay lưng thì trong tương lai sẽ ắt hẳn sẽ trở nên cần thiết. Một nguyên tắc đơn giản nhưng sẽ rất hiệu quả nếu bạn biết áp dụng, biết nhìn vào thật tế cuộc sống.

Tác giả bài viết: Xuân Đức (Tổng hợp)

Nguồn tin: Trường THPT Quỳnh Lưu 2

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hai bên
Hai bên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây