Những lưu ý khi chọn nghề nghiệp cho tương lai

Chủ nhật - 15/03/2015 21:32

Những lưu ý khi chọn nghề nghiệp cho tương lai:Trước ngưỡng cửa đại học, làm thế nào để chọn trường, chọn nghề phù hợp?Việc lựa chọn ghề nghiệp rất quan trọng nhưng thực chất không phải ai cũng suy nghĩ thật chín chắn, đặc biệt là những bạn học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.

Để chọn được nghề một cách đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực tế, chúng ta cần phải quan tâm lưu ý các vấn đề đặt ra sau đây:Những yêu cầu của nghề

  • Sự phù hợp nghề
  • Nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi chọn nghề
  • Ba câu hỏi đặt ra trước khi chọn nghề
  • Hứng thú học tập & Hứng thú nghề nghiệp
  • Năng lực nghề nghiệp
  • Đạo đức & lương tâm nghề nghiệp
  • Lý tưởng nghề nghiệp
  • Động cơ chọn nghề
  • Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi: Làm thế nào chọn được một nghề phù hợp? Chính những nghĩ suy và trăn trở rằng tôi có phù hợp nghề này hay không, tôi có thực sự yêu thích nghề này hay không, nghề này có tương lai hay không… là những vấn đề cần được giải quyết khi bắt đầu quá trình chọn một nghề phù hợp 
    Chọn nghề chọn trường, tưởng là hai khía cạnh tưởng như độc lập nhưng lại bổ sung cho nhau, hỗ trợ  nhau trong việc giúp chúng ta định hướng tương lai. Để chọn trường, chọn nghề phù hợp chúng ta hãy xác định đúng đắn sở thích, năng lực và tính cách của mình. Các bạn học sinh 12, không lâu nữa sẽ bước vào kì thi đại học và bạn nào cũng có mong muốn được học ở một trường đại học có chất lượng đào tạo tốt và danh tiếng. Thế nhưng để chọn một nghề phù hợp chúng ta cần lưu ý nhưng vấn đề sau:  
    1. Chọn nghề trước, chọn trường sau
    Muốn tìm được trường phù hợp, trước hết chúng ta cần biết, cần xác định mình sẽ làm nghề gì. Chọn nghề trước rồi mới chọn trường. Nhiều bạn đã  xác định được điều này nhưng thực tế thì có rất nhiều điều trái ngược xảy ra trong quá trình chọn nghề, chọn trường của các bạn sắp bước snag một thử thách mới. Nhiều bạn khi đăng kí dự thi vào các trường đại học đã không xét đến những yếu tố nghề nghiệp và bản thân. Có bạn chọn trường thi chỉ vì trường đó nổi tiếng và danh giá. Có bạn chọn trường đại học để dự thi chỉ vì điểm chuẩn của năm trước thấp và có thể bảo đảm cho bạn một tấm vé vào đại học. Các bạn gần như đánh mất bản thân để chạy theo những hào nhoáng, những ánh hào quang bên ngoài. Thực sự ván đề đặt ra ở đây là chúng ta cần trả lời cho câu hỏi: làm thế nào để chọn nghề phù hợp?
       2. Chúng ta cần vượt qua sự tác động  của những tư tưởng và quan điểm chưa thực sự  đúng đắn khi chọn nghề như:
    +   Chọn nghề theo sư  áp đặt của người khác
    +   Chọn nghề theo chuẩn của nhóm, của bạn bè và của người yêu.
    +   Chọn nghề may rủi.
    +   Chọn nghề chỉ ở bậc Đại học.
    +   Chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”.
    +   Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền.
    +   Chọn nghề “gấp, rút” mà không có sự kiên nhẫn, hy sinh.
    +   Chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế cá nhân hoặc gia đình, thời gian học nghề, tuổi thọ của nghề, đầu ra của nghề…
       Muốn chọn nghề phù hợp thực sự, cần phải chú ý thực hiện thật tốt các khâu trong quá trình hướng nghiệp. Không thể chờ đợi việc được hướng nghiệp mà bản thân mỗi người phải thực hiện sự tự hướng nghiệp cho chính mình bằng những nỗ lực tốt nhất có thể có của cá nhân.
     3. Mỗi cá nhân cần tìm hiểu nhiều nhất có thể có về những ngành nghề trong xã hội. 
    Trong mỗi ngành nghề, ít nhất là phải biết yêu cầu về nghề, triển vọng nghề nghiệp, mức lương, thị trường lao động… Ngoài ra, phải tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp…
     +   Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.
    +   Nội dung và tính chất lao động của nghề.
    +   Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
    +   Những chống chỉ định y học.
    +   Những điều kiện đảm bảo cho người lao động khi làm nghề.
    +   Những nơi có thể học nghề.
    +   Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.
      Bên cạnh đó, việc quan tâm và tìm hiểu thật kỹ về dấu hiệu cơ bản của nghề là điều quan trọng. Nhất thiết, muốn chọn nghề phù hợp thì mỗi cá nhân phải tìm hiểu về đối tượng lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động.
       4.Tìm hiểu về chính bản thân mình để hướng đến việc tìm nghề phù hợp.
    Phải trả lời thật chính xác những câu hỏi cơ bản nhất về chính mình cũng như những vấn đề tâm lý có liên quan: Tôi là ai, tôi cần gì và muốn gì, hạnh phúc với tôi là gì… Tất cả những câu hỏi này được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm bước đầu định hướng cho việc tìm hiểu bản thân và để xác lập định hướng cuộc sống của chính mình.
     Xuất phát điểm của thí sinh trước ngưỡng cửa nghề nghiệp phải là sở thích, sở trường năng khiếu. Đó là điều quan trọng và cốt lõi.  
    4.1. Chọn nghề phải phù hợp với tính cách của cá nhân.
    Khi chọn nghề, nhất thiết phải có những yếu tố đó để hình thành và phát triển. Ví dụ người vô cảm với nỗi đau của người khác thì khó có thể thành công với nhóm nghề y, các bạn rất khó để theo nghề sư phạm nếu không có lòng yêu nghề, phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm… Tuy nhiên sự vật luôn được nhìn nhận ở hai dấu trái chiều nhau. Bên cạnh những người luôn cày cục tìm cho mình những công việc đem lại thu nhập cao, như lĩnh vực công nghệ thông tin hay phân tích chứng khoán…, những nghề “hot” mà nhiều người cảm thấy “oai” với bạn bè thì lại có không ít người sẵn sàng cống hiến mình cho những nghề có thu nhập thấp nhưng lại vô cùng quan trọng với cuộc sống con người.
     Những bạn có tấm hồn yêu thiên nhiên có thể theo các ngành liên quan đến lĩnh vực môi trường. Các bạn giàu trí tưởng tượng, nhiều ý tưởng có thể theo các nghề thiết kế nội thất, nhà văn, đạo diễn, thiết kế thời trang hay nhiếp ảnh gia… 
     4.2. Chọn nghề phù hợp với năng lực, khả năng trí tuệ
    Nhiều bố mẹ chúng ta khi giúp con chọn nghề ít để ý đến năng lực học tập của chúng ta. Đôi khi sức học của chúng ta có hạn nhưng cha mẹ lại hướng chọn trường đòi hỏi khả năng học tập, nghiên cứu cao mà ít người có thể theo được.  Chúng ta cảm thấy áp lực khi thi cử và mất tự tin vào bản thân. Nếu may mắn trúng tuyển vào ngành đã chọn nhưng do sự đòi hỏi cao của ngành học, bản thân cúng ta cũng không đủ năng lực để theo học, nên dễ dẫn đến  việc bỏ học. Chúng ta hãy phân tích thực tế và dựa vào năng lực của  mình để chọn ngành nghề phù hợp.
      4.3. Bạn cần có khả năng đặc biệt khi chọn những nghề thuộc nhóm ngành đặc biệt như: Kiến trúc, hội họa, âm nhạc …
    Một số ngành nghề như kiến trúc, hội họa… đòi hỏi người học phải có những khả năng chuyên biệt như độ khéo léo, tỉ mỉ... Do vậy trước khi chọn nghề đó chúng ta phải phải tìm hiểu và phải biết mình có những khả năng ấy hay không. Chúng ta nên tìm hiểu những yêu cầu, đòi hỏi cũng như thông tin liên quan đến ngành học để có những lựa chọn phù hợp.
       5. Bên cạnh đó, cần xét đến khả năng tài chính và sức khỏe để biết mình có khả năng theo đuổi nghề đó hay không?
        6. Đối với các bạn có ý định du học, theo học đại học ở nước ngoài cũng nên lưu ý một số điểm sau
    +   Thế mạnh bản thân
    +   Khả năng tài chính của gia đình
    +   Mục tiêu: học để làm gì? Dự định thế nào sau khi tốt nghiệp?
       Trên đây là một số ý kiến mà tôi đưa ra để các bạn cùng tham khảo. Tất cả mọi ý kiến luôn được nhìn nhận dưới những góc độ và nhận xét khác nhau. Tôi muốn nhắc nhở các bạn rằng: không nên bỏ qua lời khuyên của bố mẹ và lớp người đi trước. Nhưng nghề nghiệp và cuộc sống tương lai do cính mỗi người quyết định và sẽ đồng hành cùng nó. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp thu ý kiến, hãy là chính mình để quyết định và hãy chịu trách nhiệm với cuộc sống của bản thân cũng như lựa chọn, định hướng tương lai của mình. Và cuối cùng một điều quan trọng nhất đó chính là năng lực và tâm huyết với nghề. Bất cứ bạn chọn nghề gì, công việc gì thì cũng phải tự thân mình học tập, trau dồi  kiên thức và năng lực nghề nghiệp thì bạn mới thành công. Đừng để khi nhìn lại thấy mình đã chọn nhầm nghề. Chúc các bạn thành công!

     Những yêu cầu của nghề:Nghề trong xã hội hết sức đa dạng và những yêu cầu của nghề đặt ra cho người lao động cũng hết sức khác nhau. Ngoài những yêu cầu chung nhất là lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp… còn cần quan tâm tránh những khuyết tật của cơ thể. Hầu như các “thiếu sót” đó không hại gì đến sức khỏe, nhưng chúng lại không cho phép ta làm nghề này hay nghề khác. Ví dụ, với nghề thêu thủ công, chỉ cần hay ra mồ hôi ở lòng bàn tay là các bạn không thể làm tốt công việc kỹ thuật của nghề đó, mặc dù mồ hôi tay không làm cho bạn suy giảm thể lực. Nghề đòi hỏi đứng bên máy không cho phép tuyển người mắc tật bàn chân bẹt (sự tiếp xúc của bàn chân đối với mặt đất quá lớn).

Có những nghề nhìn hình thức bề ngoài thì giống nhau, nhưng những yêu cầu để lao động thuận tiện với người lao động lại khác nhau. Ví dụ như công việc của người lái xe vận tải và người lái xe cần trục, cả hai đều cùng ngồi sau tay lái, điều khiển tốc độ xe luôn thay đổi và đòi hỏi người lao động không được mắc chứng mù màu, chứng ngủ gật, lại phải có phản ứng nhanh. Nhưng đối với lái xe cần trục, do xe cần trục khi nâng chuyển một khối lượng hàng lớn nên không được đỗ ở nơi có mặt phẳng nghiêng quá 3 độ vì nó rất dễ bị lật xe, người lái xe cần trục phải có năng lực bằng mắt để đánh giá độ nghiêng của mặt đất nơi đỗ xe thật chính xác và phải cảm nhận được tốc độ và hướng gió bằng da của mình, vì khi quay cần trục đang móc hàng phải tính đến tốc độ và hướng của gió. Chỉ với người có năng lực như vậy mới hạn chế được tai nạn khi cẩu một vật nặng.

Nghề nào cũng yêu cầu người lao động phải chú ý vào công việc. Có nghề đòi hỏi người lao động phải tập trung sự chú ý vào một đối tượng (quan sát màn hình của máy vi tính…), nhưng có nghề cần ở người lao động sự phân phối chú ý đến nhiều đối tượng trong cùng một lúc (dạy học, huấn luyện phi công, điều độ ở ga…). Lại có nghề cần đến sự di chuyển chú ý, tức là nhanh chóng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác (lái xe, lái tàu, phiên dịch…).

Nghề nào cũng yêu cầu con người có thể lực tốt, dẻo dai trong công việc. Song có nghề cần đến sự dẻo dai về cơ bắp, có nghề lại đòi hỏi sự dẻo dai của hệ thần kinh. Người công nhân bốc vác ở bến cảng phải liên tục bê vác nặng hay lái xe chuyển hàng nhiều giờ liên tục. Còn người nghiên cứu khoa học có khi phải đọc liền 10 giờ một ngày ở thư viện, hơn nữa việc đó thường kéo dài hàng tháng. Cả hai đều cần sức khỏe tốt, dẻo dai, nhưng một bên dùng cơ bắp, bên kia dùng trí óc.

C Vậy, khi chọn nghề mỗi người chúng ta phải biết nghề có yêu cầu như thế nào đối với người lao động. Không có đủ những phẩm chất tâm lý và sinh lý để đáp ứng yêu cầu của một nghề cụ thể thì đừng chọn nghề đó. Ví dụ: Người phản ứng chậm chạp không nên vào nghề lái xe, người tính quá hiếu động, không nên chọn nghề điều độ thông tin giao thông, điện lực, qua hệ thống mạng màn hình…


Tác giả bài viết: Anh Tuấn

Nguồn tin: Đoàn TN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hai bên
Hai bên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây