Những "bẫy" thường gặp khi làm bài tập trắc nghiệm Hóa học (Phần 1)

Thứ tư - 30/09/2015 12:01

Những "bẫy" thường gặp khi làm bài tập trắc nghiệm Hóa học (Phần 1)

  • PDF
thi-trac-nghiem 1
Đề thi đại học hằng năm luôn luôn có câu hỏi về phản ứng oxi hoá - khử.  Tuy nhiên, học sinh thường gặp một số nhầm lẫn dẫn đến "dính bẫy" của đề bài. Sau đây là một số sai lầm thường gặp.

Phản ứng oxi hoá - khử là một kiến thức rất quan trọng, xuyên suốt trong chương trình hoá học vô cơ. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có thể làm tốt phần kiến thức này. Đặc biệt, với hình thức thi trắc nghiệm, mỗi câu hỏi đều yêu cầu nhanh và chính xác. Sau đây là một số sai sót mà học sinh thường gặp phải. 

Ví dụ 1: Hãy viết các PTHH sau đây dưới dạng ion đầy đủ và ion rút gọn

a.    Al      HNO3                  ----------->   Al(NO3)3     NO2   H2O 

b.    Fe      H2SO4             ----------->     FeSO4              H2 

c.    Mg   H2SO4 (đặc, nóng)   ----->   MgSO4            +     S      +  H2O 

* Phân tích:

Với loại câu hỏi này hầu hết HS đều áp dụng kiến thức về điện li và trình bày với kết quả sau:

a. Phương trình ion đầy đủ: 

Al  6 H+     6 NO3-    --->    Al3+     3 NO3-    +   3NO2     3 H2O

 Phương trình ion rút gọn

Al  6 H+     3 NO3-    ---->    Al3+     3 NO2     3 H2O

b. Phương trình ion đầy đủ

Fe  2 H+     SO42-    ---> Fe2+     SO42-     H2O
Phương trình ion rút gọn

Fe  2 H+      --->    Fe2+     H2

c. Phương trình ion đầy đủ


2 Fe    +   8 H+  + 4 SO42-     ----->  2 Fe3+
 
+
 
3 SO42-       4 H2O
 
Phương trình ion rút gọn


2 Fe    +     8 H+    +    SO42-   --->


2 Fe3+
 
 

+
 
 

S        + 4 H2O
 
Ví dụ 2: X là một oxit sắt trong 3 oxit: FeO, Fe2O3, Fe3O4. có % khối lượng sắt trong oxit là 72,41 %. Cho biết CTPT của X, tính thể tích dd HNO3 0,7 M cần thiết để hoà tan hết 69,6 gam X, biết phản ứng hóa học giải phóng khí NO duy nhất.

A. Fe2O3; 4l B. Fe3O4;  4l C. Fe2O3;  5l D. Fe3O4;  4/7l

Phân tích:
 
Với bài toán này học sinh thấy ngay oxit sắt phải có tính khử, vì vậy X có thể là FeO hoặc Fe3O4 , đối chiếu đáp án HS sẽ chọn ngay là đáp án B hoặc D. Việc tính thể tích HNO3 học sinh thường sẽ áp dụng phương pháp bảo toàn electron như sau:

- Qúa trình oxi hóa: 

                          3 Fe+8/3 (Fe3O4)  +          3e         --->      3 Fe3+ 
Mol:                   69,9/232 ----------->  0,3

- Qúa trình khử: 

               NO3 -    3 e    + 4 H+       ----->  NO  2 H2O
               Mol:        0,3 -----> 0,4

Vậy: Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng trên là: 0,4 (mol)
Do đó thể tích dd HNO3 là 0,4/0,7 = 4/7 nên học sinh sẽ chọn đáp án D.

Với cách giải trên, học sinh đã phạm một sai lầm là viết quá trình khử để tính số mol HNO3 thì số mol HNO3 trong quá trình đó là lượng HNO3 tham gia phản ứng oxi hóa khử, còn lượng HNO3 trong cả quá trình phản ứng thì còn phải tính thêm lượng HNO3 tham gia phản ứng axit – bazơ với Fe3O4. Vì vậy ta có cách giải khác như sau:

PTHH:          3 Fe3O4     +      28 HNO3   --->  9 Fe(NO3)3    +   NO +    14 H2O (*) 
Mol:             0,3 ------------ --->  2,8

Theo PTHH (*) Số mol HNO3 là: 2,8 nên thể thích dd HNO3 là 2,8/0,7 = 4 (lít)
=> Vì thế phải chọn đáp án B. 
Kiến thức hóa học phổ thông vừa phong phú vừa đa dạng, vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, vừa trừu tượng và vừa cụ thể, nên việc mắc sai lầm trong học tập là điều khó tránh khỏi. Giáo viên nên có những dự đoán về sai lầm để tạo tình huống có vấn đề trong bài tập, phần nào giúp học sinh hiểu được những sai lầm đó qua hoạt động giải bài tập, tránh mắc phải những tình huống tương tự sau khi đã hiểu kiến thức một cách chính xác. Sau đây là một số ví dụ.

Ví dụ 3:  Đốt cháy hoàn toàn 14,4 gam một hiđrocacbon A thu được 44,0 gam gam CO2. Tìm CTPT của hyđrocacbon A.

Phân tích: Với bài tập này nhiều học sinh đưa ra lời giải như sau:
bai tap trăc nghiem hoa hoc
* Với cách giải trên nhiều học sinh đã phạm sai lầm là nhầm lẫn giữa công thức thực nghiệm và CTPT, thực chất của việc giải trên là mới chỉ tìm ra được công thức thực nghiệm, để có CTPT ta phải giải như sau.

- Như trên ta tìm được:
bai tap trac nghiem hoa hoc

Ví dụ 4: Cho biết điểm sai của một số cấu hình electron sau và sửa lại cho đúng? 

a. 1s22s12p5. 

b. 1s22s22p63s23p64s23d2.

c. 1s22s22p64s2. 


Phân tích: Đây là một bài tập kiểm tra kiến thức về víêt cấu hình electron. Vậy học sinh phải hiểu khái niệm về cấu hình electron và phương pháp viết cấu hình electron, cụ thể là:

Bước 1. Mức năng lượng: 1s2s2p3s3p4s3d4p5s4p5d…
Bước 2. Hiểu rõ các quy tắc viết cấu hình electron: Sắp xếp các phân lớp theo đúng trật tự của từng lớp, trong mỗi lớp theo đúng thứ tự phân lớp.

Với kiến thức này HS sẽ áp dụng giải quyết vấn đề trên, như sau:
bai tap trac nghiem hoa hoc

Ví dụ 5: Xác định sản phẩm chính của phản ứng sau:
CH2 = CH – COOH + HCl ----> 

* Phân tích: Đây là một câu hỏi về phản ứng cộng hợp của tác nhân bất đối xứng và liên kết đôi C = C. Để giải quyết vấn đề này HS phải vận dụng quy tắc Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng axit hoặc nước (kí hiệu chung là HA) vào liên kết C=C, H (phần mang điện tích dương) ưu tiên cộng vào C mang nhiều H hơn (cacbon bậc thấp hơn), còn A (phần tử mang điện tích âm) ưu tiên cộng vào C mang ít H hơn (cacbon bậc cao hơn)

Áp dụng:

CH2 = CH – COOH + HCl ----->  CH3 – CHCl – COOH (sản phẩm chính)
CH2 = CH – COOH + HCl -----> CH2Cl – CH2 – COOH (sản phẩm phụ)

-  Với cách giải quyết trên HS sẽ vướng vào cái “bẫy” là phản ứng trên cộng trái với quy tắc Maccopnhicop vì hai liên kết đôi liên hợp C3 = C2 - C1 = O phân cực về phía O, suy ra liên kết đôi C = C phân cực về phía C2 nên tại C2 mang một phần điện tích âm và H+ của tác nhân sẽ ưu tiên tấn công vào C2 nên sản phẩm chính là: CH2Cl – CH – COOH.

Ví dụ 6: Cho lượng dư bột kim koại Fe tác dụng với 250 ml dung dịch HNO3 4M đun nóng và khuấy đều hỗn hợp. Phản ứng xảy ra hoàn toàn và giải phóng ra khí NO duy nhất. Sau khi kết thúc phản ứng, đem lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch A. Làm bay hơi cẩn thận dung dịch A thu được muối khan, nung nóng lượng muối khan đó ở nhiệt độ cao để phản ứng nhiệt phân xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn và
x (mol) hỗn hợp gồm 2 khí.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tìm m và x

bai tap trac nghiem hoa hoc

Ví dụ 7: Nguyên tố M thuộc chu kỳ 2, nhóm VIIA. Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với H là:
A. M2O3, MH3          B. MO3, MH2            C. M2O7, MH               D. M2O, MH

* Phân tích: Bài tập trên là một bài kiểm tra kiến thức học sinh về nội dung bảng hệ thống tuần hoàn. Để làm bài tập này, học sinh phải nắm vững kiến thức về công thức tổng quát của các loại hợp chất quan trọng: Ôxit cao nhất, hyđroxit, hợp chất khí với hyđro của các nguyên tố nhóm IA đến VIIA. Với kiến thức đó, các nguyên tố nhóm VIIA sẽ có công thức tổng quát về ôxit cao nhất là R2O7 và công thức với hợp chất khí với hyđro là RH.

Vậy chọn đáp án C.

* Tuy nhiên HS vẫn mắc phải “bẫy” là với đặc điểm các nguyên tố thuộc chu kỳ 2 thì kết quả trên lại sai. Ở chu kỳ 2, nhóm VIIA là nguyên tố F, do đặc điểm cấu tạo nguyên tử F nên công thức ôxit cao nhất của F lại là F2O vì vậy mà học sinh chọn đáp án D.
Ví dụ 8: Cho các chất p-Crezon, natrietylat, anilin, phenylamoniclorua, protein. Số chất tác dụng được với dd NaOH là:
A. 5             B. 4            C.3             D. 2

* Sai lầm: Học sinh thường chọn đáp án B là gồm 4 chất: p- Crezon, alanin, phenylamoniclorua và protein.
* Phân tích: HS đã sai lầm khi không để ý phản ứng giữa etylatnatri với H2O, bởi vì trong dung dịch NaOH có H2O.

Chính vì có thêm phản ứng này nên ta chọn đáp án A. 

Ví dụ 9: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dd Fe(NO3)2 là:
A. Mg, Cl2, NaOH, NaCl 
B. AgNO3, Cl2, NH3, NaOH

C. NaOH, Cl2, NH3, HCl, AgNO3 
D. AgNO3, NaOH, Cu, HCl


* Sai lầm: Hầu hết HS đều cho rằng không có phản ứng giữa HCl với Fe(NO3)2 vì HCl và HNO3 đều là những axit mạnh và là axit bay hơi. Do đó HS chọn đáp án B
* Phân tích: Khi cho Fe(NO3)2 tác dụng với dd HCl thì sẽ xảy ra phản ứng dạng ion như sau:

Fe2+  + 2 H+   + NO3-   ---> Fe3+  + NO + H2O
Vì vậy chọn đáp án C.

Ví dụ 10: Cho dd NaOH loãng, dư vào mỗi dung dịch : BaCl2, AlCl3, CrCl2, CuCl2, AgNO3. Số chất kết tủa tạo thành là:
A. 2           B. 3.             C.4           D. 5

* Sai lầm: Đa số HS làm như sau:
Cho dd NaOH vào dd BaCl2 thấy không có hiện tượng gì.
Cho từ từ dd NaOH vào dd AlCl3 thì xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan. Cho dd NaOH vào dd CuCl2 thấy tạo kết tủa Cu(OH)2
Cho dd NaOH vào dd AgNO3 không xảy ra phản ứng do AgOH không tồn tại.nên không xảy ra phản ứng.Vậy HS chọn đáp án A.
* Phân tích: Do AgOH không tồn tại nên đã bị phân hủy thành Ag2O và H2O. Chính vì vậy khi cho dd NaOH vào dd AgNO3 có xảy ra phản ứng.
Vậy chọn đáp án đúng là: B. 

Ví dụ 11: Điều chế polyvinylancol, người ta dùng các phương pháp nào sau đây:
1. Trùng hợp ancol vinylic
2. Trùng hợp vinylaxetat, sau đó thuỷ phân trong dd NaOH
3. Thuỷ phân tinh bột.
A.1 và 2 B. Chỉ có 1 C. Chỉ có 2 D. Chỉ có 3

* Sai lầm: Hầu hết HS thường chọn đáp án A, vì HS thường nghĩ rằng để có polyvinylancol thì phương pháp trùng hợp được áp dụng và trùng hợp monome ancolvinylic.
* Phân tích: HS đã phạm một sai lầm là ancolvinylic là một loại ancol kém bền, không tồn tại, nó sẽ tự chuyển thành andehitaxetic CH3CHO.
Vậy đáp án đúng là C. 

Ví dụ 12: Sự mô tả nào sau đây không đúng hiện tượng hoá học.
A. Cho từ từ dd CH3COOH loãng vào dd Na2CO3 và khuấy đều, lúc đầu không có hiện tượng gì, sau một thời gian thấy có sủi bọt khí.
B. Cho quỳ tím vào dung dịch Benzylamin thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
C. Cho từ từ anilin vào dd HCl thấy tan dần vào dd HCl.
D. Cho propilen vào nước Br2 thấy nước Br2 bị mất màu và thu được một dd đồng nhất trong suốt.

* Sai lầm: Hầu hết HS sẽ chọn đáp án B vì cho rằng amin thơm ít tan trong nước nên không làm đổi màu quỳ tím.
* Phân tích: Benzylamin là một trường hợp đặc biệt, tan rất nhiều trong nước và đổi màu quỳ tím, vì có phản ứng thuỷ phân với H2O. Vì vậy chọn đáp án D.

Tác giả bài viết: Anh Tuấn

Nguồn tin: Đoàn Trường THPT Quỳnh Lưu 2

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hai bên
Hai bên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây