BỘ CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
CUỘC THI “TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG”
TRỰC TUYẾN TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGHỆ AN NĂM 2016
Câu 1: Người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
“Không có đủ đèn báo hãm” thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 600.000 đồng.
(Đáp án A: Căn cứ điểm a khoản 2 điều 16 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ)
Câu 2: Người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm
“Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)” thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án C: Căn cứ điểm e khoản 5; điểm a khoản 6 điều 16 và điểm e khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ)
Câu 3: Người điều khiển xe ô tô vi phạm
“Gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp” thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; tịch thu biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng đến 03 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; tịch thu biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; tịch thu biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án C: Căn cứ điểm d khoản 5; điểm c khoản 6, điều 16 và điểm e khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ)
Câu 4: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô vi phạm
“Không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển” thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 140.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ điểm a khoản 1 điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ)
Câu 5: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô vi phạm
“Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe” thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; tịch thu còi.
C. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng; tịch thu còi.
(Đáp án B: Căn cứ điểm a khoản 2; điểm a khoản 5 điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ)
Câu 6: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô vi phạm
“Sử dụng giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp” thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng; tịch thu Giấy đăng k
ý xe; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng; tịch thu Giấy đăng k
ý xe; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng; tịch thu Giấy đăng k
ý xe; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án C: Căn cứ điểm b khoản 3; điểm b khoản 5 điều 17 và điểm g khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ)
Câu 7: Người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) chạy tuyến có cự ly nhỏ hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm
“Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ” thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện; Trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng đến 03 tháng; Trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
B. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện; Trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng đến 03 tháng; Trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
C. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện; Trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
(Đáp án B: Căn cứ khoản 2; điểm a, b khoản 8 điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP 26/5/2016 của Chính phủ)
Câu 8: Người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm
“Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ” thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện; Trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
B. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện; Trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; Trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
C. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện; Trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; Trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
(Đáp án C: Căn cứ khoản 4; điểm a, b khoản 8 điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP 26/5/2016 của Chính phủ)
Câu 9: Người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm
“Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy” thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
(Đáp án C: Căn cứ điểm a khoản 3 điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP 26/5/2016 của Chính phủ)
Câu 10: Người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm
“Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý” thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
B. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
C. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án A: Căn cứ điểm b khoản 5; điểm a khoản 8 điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP 26/5/2016 của Chính phủ)
Câu 11: Người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm
“Hành hung hành khách” thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
B. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
C. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
(Đáp án C: Căn cứ điểm c khoản 6; điểm a khoản 8 điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP 26/5/2016 của Chính phủ)
Câu 12: Người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm
“Vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không chằng buộc chắc chắn” thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 600.000 đồng.
(Đáp án A: Căn cứ khoản 1 điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)
Câu 13: Người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
“Chở người trên thùng xe trái quy định” thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
C. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
(Đáp án C: Căn cứ điểm c khoản 2, điểm a khoản 9 điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)
Câu 14: Người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm
“Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)” thì bị xử phạt và khắc phục hậu quả như thế nào?
A. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
buộc dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định.
B. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; buộc dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định.
C. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; buộc dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định.
(Đáp án B: Căn cứ điểm b khoản 4, điểm a khoản 9, khoản 10 điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)
Câu 15: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
"Chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ" thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
(Đáp án A: Căn cứ tại điểm c khoản 1 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 16: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
"Khi dừng xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết" thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
(Đáp án C: Căn cứ tại điểm d khoản 1 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 17: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
"Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy" thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm l khoản 1 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 18: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
"Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính" thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng.
(Đáp án A: Căn cứ tại điểm d khoản 2 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 19: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
"Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau" thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm đ khoản 2 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 20: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
"Đỗ xe trên dốc không chèn bánh" thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
(Đáp án C: Căn cứ tại điểm g khoản 2 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 21: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
"Dừng xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường" thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng.
(Đáp án A: Căn cứ tại điểm h khoản 2 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 22: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
Quay đầu xe nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe” thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm k khoản 2 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 23: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
"Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h" thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 900.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 900.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
(Đáp án C: Căn cứ tại điểm a khoản 3 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 24: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
"Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h" thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm đ khoản 6 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 25: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
"Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h" thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
B. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
C. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm a khoản 7, điểm b khoản 12 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)
Câu 26: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
"Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h" thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
B. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
C. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
(Đáp án A: Căn cứ tại điểm đ khoản 8, điểm c khoản 12 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)
Câu 27: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
"Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông" thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.500.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
B. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
C. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
(Đáp án C: Căn cứ tại điểm b khoản 5, điểm b khoản 12 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)
Câu 28: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm
"Điều khiển xe trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở" thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án A: Căn cứ tại điểm a khoản 9, điểm đ khoản 12 điều 5; điểm a khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)
Câu 29: Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt cảnh cáo đối với những trường hợp nào sau đây?
A. Người dưới 14 tuổi điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện).
B. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện).
C. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện).
(Đáp án B: Căn cứ tại khoản 1 điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 30: Người điều khiển xe mô tô không mang theo giấy phép lái xe thì thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.
(Đáp án C: Căn cứ tại điểm c khoản 2 điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 31: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm
3 trở lên thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 200.000 đ đến 400.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 400.000 đ đến 600.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 400.000 đ đến 800.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm a khoản 4 điều 21 và điểm i khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 32: Người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 Cm
3 không có Giấy phép lái xe theo quy định thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm a khoản 5 điều 21 và điểm i khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 33: Người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 Cm
3 sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tịch thu giấy phép lái xe tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng; tịch thu giấy phép lái xe.
C. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng; tịch thu giấy phép lái xe; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án C: Căn cứ tại điểm a khoản 5, khoản 8 điều 21 và điểm i khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 34: Người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh 175cm
3 trở lên không có Giấy phép lái xe theo quy định thì thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm b khoản 7 điều 21 và điểm i khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 35: Chủ phương tiện là cá nhân giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe mô tô tham gia giao thông (không có giấy phép lái xe theo quy định) thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm đ khoản 4 điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 36: Người điều khiển xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 600.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm a khoản 3 điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 37: Người điều khiển xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 600.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm b khoản 3 điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 38: Người điều khiển xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 600.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm c khoản 3 điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 39: Người điều khiển xe ô tô sử dụng giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 tháng thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 700.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án C: Căn cứ tại điểm c khoản 4 điều 21, điểm i khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 40: Người điều khiển xe ô tô có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án C: Căn cứ tại điểm a khoản 7 điều 21, điểm i khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 41: Người điều khiển xe ô tô sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; tịch thu giấy phép lái xe; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; tịch thu giấy phép lái xe; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tịch thu giấy phép lái xe; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm b khoản 7, khoản 8 điều 21, điểm i khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 42: Người điều khiển xe ô tô sử dụng giấy phép lái xe bị tẩy xóa thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; tịch thu giấy phép lái xe; tạm giữ xe đến 10 ngày.
B. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tịch thu giấy phép lái xe; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; tịch thu giấy phép lái xe; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án C: Căn cứ tại điểm b khoản 7, khoản 8 điều 21, điểm i khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 43: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô thì thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án C: Căn cứ tại khoản 6 điều 21, điểm i khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 44: Chủ phương tiện là cá nhân giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe ô tô tham gia giao thông (không có giấy phép lái xe theo quy định) thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm đ khoản 7 điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 45: Người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 70.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm h khoản 1 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 46: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm đ khoản 3 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 47: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm đ khoản 3 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 48: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm e khoản 3 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 49: Người điều khiển xe mô tô không được quyền ưu tiên sử dụng tín hiệu còi của xe ưu tiên thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng; tịch thu còi.
B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; tịch thu còi.
C. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng; tịch thu còi.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm g khoản 3, điểm a khoản 12 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 50: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” khi tham gia giao thông trên đường bộ thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm i khoản 3 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 51: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm i khoản 3 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 52: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Đáp án C: Căn cứ tại điểm b khoản 4, điểm b khoản 12 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 53: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
(Đáp án C: Căn cứ tại điểm c khoản 4, điểm b khoản 12 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 54: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không đi bên phải theo chiều đi của mình thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm g khoản 4 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 55: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) đi không đúng phần đường quy định thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm g khoản 4 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 56: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án A: Căn cứ tại khoản 6, điểm b khoản 12 điều 6, điểm a khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 57: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án A: Căn cứ tại khoản 6, điểm b khoản 12 điều 6, điểm b khoản 1 điều 75 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 58: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không nhường đường xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
B. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
C. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm đ khoản 5, điểm b khoản 12 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 59: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
B. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
C. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm đ khoản 5, điểm b khoản 12 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 60: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sử dụng chân chống quệt xuống đường khi xe đang chạy thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
C. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án B: Căn cứ tại điểm a khoản 7, điểm b khoản 12 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 61: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi buông cả hai tay khi đang điều khiển xe thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án C: Căn cứ tại điểm a khoản 9, điểm c khoản 12 điều 6, điểm b khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 62: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị thì bị xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn như thế nào?
A. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
B. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
C. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tạm giữ xe đến 07 ngày.
(Đáp án C: Điểm b khoản 9, điểm c khoản 12 điều 6, điểm b khoản 1 điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 63: Tín hiệu đèn giao thông màu vàng được quy định như thế nào trong Luật giao thông đường bộ?
A. Được đi.
B. Cấm đi.
C. Phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
(Đáp án C: Điểm c, khoản 3, điều 10 Luật GTĐB).
Câu 64: Khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
A. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
B. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.
C. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
(Đáp án A: Khoản 2, điều 11 Luật GTĐB).
Câu 65: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người lái xe điều khiển xe như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Cho xe chạy trên bất kỳ làn đường nào.
B. Cho xe chạy trên bất kỳ làn đường nào, khi chuyển làn phải có đèn tín hiệu báo trước, phải bảo đảm an toàn.
C. Phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn.
(Đáp án C: Khoản 1, điều 13 Luật GTĐB).
Câu 66: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp phải đi về bên nào?
A. Về bên trái.
B. Về bên phải.
C. Đi giữa đường.
(Đáp án B: Khoản 3 điều 13 Luật GTĐB).
Câu 67: Trong đô thị trường hợp nào thì xe xin vượt không được báo hiệu xin vượt bằng còi (trừ các xe ưu tiên theo Luật định)?
A. Khi qua nơi đông người tụ họp, đi lại trên đường.
B. Khi qua nơi có trường học trẻ em đi lại trên đường.
C. Từ 22h đến 5h sáng hôm sau.
(Đáp án C: Khoản 1, điều 14 Luật GTĐB).
Câu 68: Khi điều khiển xe chạy trên đường biết có xe sau xin vượt nếu đủ điều kiện an toàn người lái xe phải làm gì?
A. Giảm tốc độ và ra hiệu cho xe sau vượt. Không được gây trở ngại cho xe sau vượt.
B. Cho xe tránh về bên phải mình và ra hiệu cho xe sau vượt. Nếu có chướng ngại vật phía trước hoặc thiếu điều kiện an toàn chưa cho vượt được phải ra hiệu cho xe sau biết. Cấm xe bị vượt gây trở ngại cho xe xin vượt.
C. Người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
(Đáp án C: Khoản 3, điều 14 Luật GTĐB).
Câu 69: Xe sau có thể vượt lên bên phải xe khác đang chạy phía trước trong trường hợp nào?
A. Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái. Khi xe điện đang chạy giữa đường.
B. Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 4 điều 14 Luật GTĐB).
Câu 70: Khi xe đang chạy trên đường vòng, đầu dốc người lái xe muốn vượt xe khác thì phải xử lý như thế nào?
A. Nháy đèn pha kết hợp với tín hiệu còi cho xe trước biết để xe mình vượt.
B. Không được vượt.
C. Nháy đèn pha cho xe trước biết để xe mình vượt.
(Đáp án B: Điểm c, Khoản 5 điều 14 Luật GTĐB).
Câu 71: Trong khu dân cư, ở nơi nào cho phép người lái xe quay đầu xe?
A. Ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
B. Ở nơi có đường rộng để cho các loại xe chạy hai chiều.
C. Ở bất cứ nơi nào.
(Đáp án A: Khoản 3 điều 15 Luật GTĐB).
Câu 72: Ở những nơi nào sau đây cấm quay đầu xe?
A. Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
B. Trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt. Đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 4 điều 15 Luật GTĐB).
Câu 73: Khi lùi xe, người lái phải làm gì để bảo đảm an toàn?
A. Quan sát phía sau và cho lùi xe.
B. Lợi dụng nơi đường giao nhau đủ chiều rộng để lùi.
C. Phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.
(Đáp án C: Khoản 1 điều 16 Luật GTĐB).
Câu 74: Ở những nơi nào sau đây cấm lùi xe?
A. Ở khu vực cấm dừng và trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
B. Nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 2 điều 16 Luật GTĐB).
Câu 75: Hai xe đi ngược chiều nhường đường khi tránh nhau như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh,nhường đường cho xe kia đi. Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc.
B. Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 2 điều 17 Luật GTĐB).
Câu 76: Người đứng đầu cơ quan nào quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng?
A. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
B. Bộ trưởng Bộ Công an.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án A: Khoản 2 Điều 54 Luật GTĐB)
Câu 77: Người điều khiển phương tiện có được dừng xe, đỗ xe trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức không?
A. Chỉ được dừng, không được đỗ.
B. Có.
C. Không.
(Đáp án C: Điểm h khoản 4 điều 18, Luật GTĐB).
Câu 78: Khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá bao nhiêu?
A. 0,2 mét.
B. 1 mét.
C. 0,25 mét.
(Đáp án C: Khoản 1, điều 19 Luật GTĐB).
Câu 79: Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định nào sau đây?
A. Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn.
B. Không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 1, điều 20 Luật GTĐB).
Câu 80: Xe ô tô chở hàng được phép chở người trong những trường hợp nào sau đây?
A. Chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; chở cán bộ chiến sĩ của lực lượng vũ trang đi làm nhiệm vụ; chở người bị nạn đi cấp cứu.
B. Chở công nhân duy tu bảo dưỡng đường bộ; chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người diễu hành theo đoàn. Giải tỏa người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án D: Khoản 1, điều 21 Luật GTĐB).
Câu 81: Khi qua đường giao nhau, thứ tự ưu tiên xe nào được đi trước là đúng quy tắc giao thông?
A. Đoàn xe tang.
B. Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường.
C. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
(Đáp án C: Khoản 1, điều 22 Luật GTĐB).
Câu 82: Cơ quan nào quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình?
A. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
B. Ủy ban nhân dân cấp huyện.
C. Phòng Cảnh sát giao thông.
(Đáp án A: Khoản 2 Điều 56 Luật GTĐB)
Câu 83: Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải xử lý như thế nào cho đúng quy tắc giao thông?
A. Nhanh chóng giảm tốc độ.
B. Tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 3 điều 22 Luật GTĐB).
Câu 84: Những xe nào khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định và không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông?
A. Không loại xe nào.
B. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
C. Đoàn xe tang.
(Đáp án B: Khoản 2, điều 22 Luật GTĐB).
Câu 85: Trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian được hiểu như thế nào?
A. Dừng xe.
B. Đỗ xe.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án B: Khoản 2 điều 18 Luật GTĐB).
Câu 86: Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?
A. Ưu tiên bên trái.
B. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.
C. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
(Đáp án C: Khoản 1, điều 24 Luật GTĐB).
Câu 87: Biển báo hiệu đường bộ gồm những nhóm nào sau đây?
A. Biển báo cấm; Biển báo nguy hiểm; Biển hiệu lệnh; Biển chỉ dẫn và Biển phụ.
B. Biển báo cấm; Biển hiệu lệnh; Biển chỉ dẫn và Biển phụ.
C. Biển báo cấm; Biển báo nguy hiểm; Biển hiệu lệnh và Biển chỉ dẫn.
(Đáp án A: Khoản 4, điều 10 Luật GTĐB).
Câu 88: Trong trường hợp xe đang đi trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có được quay đầu xe không?
A. Không được.
B. Được.
C. Được tùy từng trường hợp.
(Đáp án A: Khoản 4, điều 15 Luật GTĐB).
Câu 89: Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?
A. Ưu tiên bên phải.
B. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.
C. Phải nhường đường cho xe đi bên trái.
(Đáp án C: Khoản 2, điều 24 Luật GTĐB).
Câu 90: Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính người lái xe phải xử lý như thế nào?
A. Nhường đường cho xe chạy ở bên phải mình tới.
B. Nhường đường cho xe chạy ở bên trái mình tới.
C. Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
(Đáp án C: Khoản 3 điều 24 Luật GTĐB).
Câu 91: Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, quyền ưu tiên thuộc về phương tiện nào?
A. Xe nào đi bên phải không bị vướng thì được quyền đi trước.
B. Xe nào ra tín hiệu xin đường trước thì xe được đi trước.
C. Phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.
(Đáp án C: Khoản 1, điều 25 Luật GTĐB).
Câu 92: Người lái xe phải làm gì khi điều khiển xe ra khỏi đường cao tốc?
A. Phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc.
B. Phải thực hiện chuyển dần sang các làn đường phía bên trái hoặc bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc.
C. Phải thực hiện chuyển dần sang làn đường bên trái trước khi ra khỏi đường cao tốc.
(Đáp án A: Điểm b khoản 1 điều 26 Luật GTĐB).
Câu 93: Người lái xe phải làm gì khi điều khiển xe vào đường cao tốc?
A. Phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường. Khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài.
B. Nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào các làn đường của đường cao tốc.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Điểm a khoản 1 điều 26 Luật GTĐB).
Câu 94: Khi điều khiển xe trên đường cao tốc những hành vi nào sau đây không được phép?
A. Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo, sơn kẻ trên mặt đường.
B. Không được quay đầu xe, lùi xe.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Điểm c, d khoản 1, điều 26; Điều 15, Điều 16 Luật GTĐB)
Câu 95: Cơ quan nào quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ?
A. Bộ Công an.
B. Bộ Giao thông vận tải.
C. Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính các tỉnh, thành phố.
(Đáp án B: Khoản 2, điều 12 Luật GTĐB).
Câu 96: Kinh doanh vận tải đường bộ bao gồm những loại hình nào sau đây?
A. Kinh doanh vận tải hành khách.
B. Kinh doanh vận tải hàng hóa.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 2 Điều 64 Luật GTĐB).
Câu 97: Trường hợp xe kéo xe và kéo rơmoóc, những hành vi nào bị cấm?
A. Xe kéo rơ moóc, xe kéo sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác.
B. Chở người trên xe được kéo. Kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 3 điều 29 Luật GTĐB).
Câu 98: Trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì phải dùng cách gì để kéo nhau đúng quy định của pháp luật?
A. Dùng dây cáp có độ dài 10m.
B. Dùng dây cáp có độ dài 5m.
C. Dùng thanh nối cứng.
(Đáp án C: Điểm b khoản 1 điều 29 Luật GTĐB).
Câu 99: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy có được kéo, đẩy xe khác trên đường bộ không?
A. Được phép.
B. Tuỳ trường hợp.
C. Không được.
(Đáp án C: Điểm d khoản 3 điều 30 Luật GTĐB).
Câu 100: Trong trường hợp nào sau đây thì người điều khiển xe môtô 2 bánh, xe gắn máy được chở tối đa 2 người?
A. Chở người bệnh đi cấp cứu. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
B. Trẻ em dưới 14 tuổi.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 1 điều 30 Luật GTĐB).
Câu 101: Người điều khiển xe mô tô hai bánh có được sử dụng ô, điện thoại di động không?
A. Không được.
B. Được sử dụng trong trường hợp cần thiết.
C. Có được.
(Đáp án A: Điểm c khoản 3 điều 30 Luật GTĐB).
Câu 102: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh có được bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác không?
A. Được
B. Không được.
C. Được bám, kéo.
(Đáp án B: Điểm c khoản 4 điều 30 Luật GTĐB).
Câu 103: Người điều khiển xe đạp được chở bao nhiêu người trên xe?
A. Hai người ngồi sau.
B. Chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
C. Ngoài người lái xe được chở thêm hai người lớn trong trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
(Đáp án B: Khoản 1, điều 31 Luật GTĐB).
Câu 104: Người đi bộ được phép qua đường trong những trường hợp nào?
A. Ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
B. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi đảm bảo an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 2,3 điều 32 Luật GTĐB).
Câu 105: Trẻ em dưới 7 tuổi có được đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới không?
A. Được đi không cần người lớn dắt.
B. Không được đi.
C. Được đi, nhưng phải có người lớn dắt.
(Đáp án C: Khoản 5, điều 32 Luật GTĐB).
Câu 106: Người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ có được đi trên hè phố không?
A. Được đi.
B. Không được đi.
C. Được đi nhưng phải có người giúp đỡ.
(Đáp án A: Khoản 1, điều 33 Luật GTĐB).
Câu 107: Người dẫn dắt súc vật có được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới không?
A. Được.
B. Không được.
C. Được nếu người dẫn dắt thấy đủ điều kiện an toàn.
(Đáp án B: Khoản 2, điều 34 Luật GTĐB).
Câu 108: Hành vi nào sau đây không được thực hiện?
A. Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ. Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ.
B.Thả rông súc vật trên đường bộ.
C. Tất cả các phương án trên
.
(Đáp án C: Điểm a,c,d khoản 2, điều 35 Luật GTĐB)
Câu 109: Lòng đường và hè phố được sử dụng vào mục đích gì?
A. Đổ rác hoặc phế thải.
B. Chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
C. Xây, đặt bục, bệ trái phép.
(Đáp án B: Khoản 1, điều 36 Luật GTĐB).
Câu 110: Cơ quan nào chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý?
A. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
B. Cơ quan quản lý giao thông vận tải.
C. Cảnh sát giao thông - Trật tự.
(Đáp án A: Điểm b khoản 2 điều 37 Luật GTĐB).
Câu 111: Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nào sau đây?
A. Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ. Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.
B. Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 1 Điều 53 Luật GTĐB)
Câu 112: Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nào sau đây?
A. Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực. Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.
B. Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 2, Điều 53 Luật GTĐB)
Câu 113: Xe cơ giới đảm bảo những điều kiện nào tại Luật giao thông đường bộ thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số?
A. Có nguồn gốc hợp pháp.
B. Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 1, Điều 54 Luật GTĐB).
Câu 114: Người đứng đầu cơ quan nào quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới; trừ các loại xe cơ giới của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng?
A. Bộ trưởng Bộ Công an.
B. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án A: Khoản 2 Điều 54 Luật GTĐB).
Câu 115: Xe ô tô khác có được cải tạo thành xe ô tô chở khách không?
A. Có.
B. Không.
C. Có được tùy từng trường hợp.
(Đáp án B: Khoản 1 Điều 55 Luật GTĐB).
Câu 116: Chủ phương tiện có được thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo không?
A. Có.
B. Không.
C. Có được tùy từng trường hợp.
(Đáp án B: Khoản 2 Điều 55 Luật GTĐB)
Câu 117: Người nào phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định xe cơ giới?
A. Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định.
B. Cán bộ đăng ký xe; Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định.
C. Người trực tiếp thực hiện việc kiểm định.
(Đáp án A: Khoản 4 Điều 55 Luật GTĐB).
Câu 118: Những người nào phải chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định?
A. Chủ phương tiện; người lái xe ô tô.
B. Người trực tiếp thực hiện việc kiểm định; Chủ phương tiện; người lái xe ô tô.
C. Người lái xe ô tô.
(Đáp án A: Khoản 5 Điều 55 Luật GTĐB).
Câu 119: Xe máy chuyên dùng phải bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nào sau đây?
A. Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; có đèn chiếu sáng.
B. Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển; bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 1 Điều 57 luật GTĐB)
Câu 120: Người nào phải chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ?
A. Người trực tiếp thực hiện việc kiểm định; Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng.
B. Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng.
C. Người điều khiển xe máy chuyên dùng.
(Đáp án B: Khoản 5 Điều 57 luật GTĐB).
Câu 121: Người lái xe phải đảm bảo các điều kiện gì để tham gia giao thông?
A. Phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Luật giao thông đường bộ.
B. Có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
C. Tất cả các phương án trên
(Đáp án C: Khoản 1 Điều 58 Luật GTĐB).
Câu 122: Người điều khiển xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ phải mang theo các loại giấy tờ nào sau đây?
A. Đăng ký xe; Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
B. Đăng ký xe; Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
C. Đăng ký xe; Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
(Đáp án A: Khoản 2 Điều 58 Luật GTĐB).
Câu 123: Căn cứ vào các tiêu chí nào của xe cơ giới để phân giấy phép lái xe thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn?
A. Kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng.
B. Kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và độ tuổi.
C. Kiểu loại, công suất động cơ, số chỗ ngồi và độ tuổi.
(Đáp án A: Khoản 1 Điều 59 Luật GTĐB).
Câu 124: Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng nào sau đây?
A. Hạng A1, Hạng A2, Hạng A3.
B. Hạng A2, Hạng A3, Hạng A4.
C. Hạng A1, Hạng A2, Hạng A3, Hạng A4.
(Đáp án A: Khoản 2 Điều 59 Luật GTĐB).
Câu 125: Giấy phép lái xe có thời hạn bao gồm các hạng nào sau đây?
A. Hạng A4, Hạng B1, Hạng B2, Hạng C, Hạng D, Hạng E, Hạng FB2, Hạng FD, Hạng FE, Hạng FC.
B. Hạng A4, Hạng B1, Hạng B2, Hạng C, Hạng D, Hạng E, Hạng FB2, Hạng FD, Hạng FE.
C. Hạng B1, Hạng B2, Hạng C, Hạng D, Hạng E, Hạng FB2, Hạng FD, Hạng FE.
(Đáp án A: Khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB).
Câu 126: Giấy phép lái xe hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh bao nhiêu cm
3?
A. Từ 50 cm
3 đến dưới 195 cm
3 .
B. Từ 50 cm
3 đến dưới 185 cm
3.
C. Từ 50 cm
3 đến dưới 175 cm
3.
(Đáp án C: Điểm a Khoản 2 Điều 59 Luật GTĐB)
Câu 127: Giấy phép lái xe hạng A2 cấp cho đối tượng nào sau đây?
A. Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm
3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
B. Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 185 cm
3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
C. Người lái xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm
3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
(Đáp án A: Điểm b Khoản 2 Điều 59 Luật GTĐB).
Câu 128: Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng nào sau đây?
A. Hạng A1.
B. Hạng A2.
C. Hạng A3.
(Đáp án A: Khoản 3 Điều 59 Luật GTĐB).
Câu 129: Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho đối tượng nào sau đây?
A. Người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người trên 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
B. Người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
C. Người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
(Đáp án B: Điểm b Khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB).
Câu 130: Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho đối tượng nào sau đây?
A. Người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
B. Người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
C. Người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg.
(Đáp án A: Điểm c Khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB).
Câu 131: Giấy phép lái xe hạng C cấp cho đối tượng nào sau đây?
A. Người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2.
B. Người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng A1, B1, B2.
C. Người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng A2, B1, B2.
(Đáp án A: Điểm d Khoản 4 Điều 59 Luật GTĐB)
Câu 132: Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ nào?
A. Phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.
B. Chỉ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
C. Phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của các nước thuộc khối ASEAN.
(Đáp án A: Khoản 5 Điều 59 Luật GTĐB).
Câu 133: Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm
3?
A. Người đủ 16 tuổi trở lên.
B. Người đủ 17 tuổi trở lên.
C. Người đủ 18 tuổi trở lên.
(Đáp án A: Điểm a Khoản 1 Điều 60 Luật GTĐB).
Câu 134: Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm
3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi?
A. Người đủ 16 tuổi trở lên.
B. Người đủ 18 tuổi trở lên.
C. Người đủ 21 tuổi trở lên.
(Đáp án B: Điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật GTĐB).
Câu 135: Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi được quy định như thế nào theo giới tính?
A. 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
B. 50 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam.
C. 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam.
(Đáp án A: Điểm e Khoản 1 Điều 60 Luật GTĐB).
Câu 136: Người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông phải đảm bảo những điều kiện nào sau đây?
A. Có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn; Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ.
B. Có giấy phép lái xe; Có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn; Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ.
C. Có giấy phép lái xe; Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ.
(Đáp án A: Điều 63 Luật GTĐB).
Câu 137: Thời gian làm việc trong một ngày của người lái xe ô tô được quy định là bao nhiêu?
A. Không được quá 8 giờ và không được lái xe liên tục quá 5 giờ.
B. Không được quá 10 giờ và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
C. Không được quá 8 giờ và không được lái xe liên tục quá 3 giờ.
(Đáp án B: Khoản 1 Điều 65 Luật GTĐB).
Câu 138: Cơ quan nào quy định cụ thể về việc kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?
A. Chính phủ.
B. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
C. Bộ giao thông vận tải.
(Đáp án A: Khoản 3 Điều 66 Luật GTĐB).
Câu 139: Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành những quy định nào sau đây?
A. Đón, trả khách đúng nơi quy định; không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe. Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách.
B. Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định; không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 1 Điều 68 Luật GTĐB).
Câu 140: Người kinh doanh vận tải hành khách có những nghĩa vụ nào sau đây?
A. Thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải; mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé hành khách. Giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách; bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao.
B. Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của luật giao thông đường bộ.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 2 Điều 69 Luật GTĐB).
Câu 141: Người kinh doanh vận tải hành khách có những quyền nào sau đây?
A. Thu cước, phí vận tải.
B. Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 1 Điều 69 Luật GTĐB).
Câu 142: Hành khách có các quyền gì khi đi trên xe vận tải hành khách?
A. Được vận chuyển theo đúng hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh vận tải về chất lượng vận tải; được miễn cước hành lý với trọng lượng không quá 20kg và với kích thước phù hợp với thiết kế của xe; được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
B. Được vận chuyển theo đúng hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh về vận tải; được miễn cước hành lý với trong trường hợp không quá 50kg và với kích thước không quá cồng kềnh; được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án A: Khoản 1 Điều 71 Luật GTĐB).
Câu 143: Hành khách có các nghĩa vụ gì khi đi trên xe vận tải hành khách?
A. Mua vé và trả cước, phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định; có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian thỏa thuận; chấp hành quy định về vận chuyển; thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
B. Không mang theo hành lý, hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 2 Điều 71 Luật GTĐB).
Câu 144: Người lái xe ôtô chở khách có được mở cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy không?
A. Có được.
B. Không được.
C. Có được tùy từng trường hợp.
(Đáp án B: Khoản 5 Điều 70 Luật GTĐB).
Câu 145: Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các quyền nào sau đây?
A. Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của thông tin đó.
B. Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước, phí vận tải và chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng; từ chối vận chuyển nếu người thuê vận tải không giao hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng. Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 1 Điều 73 Luật GTĐB).
Câu 146: Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ nào sau đây?
A. Cung cấp phương tiện đúng loại, thời gian, địa điểm và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng; hướng dẫn xếp dỡ hàng hóa trên phương tiện. Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp miễn bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
B. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao; chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái với quy định của pháp luật.
C. Tất cả các nghĩa vụ nêu trên.
(Đáp án C: Khoản 2 Điều 73 Luật GTĐB).
Câu 147: Người thuê vận tải hàng hóa có các quyền nào sau đây?
A. Từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện mà phương tiện đó không đúng thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
B. Từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện khi thấy phương tiện đó không phù hợp với yêu cầu; yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại khi người kinh doanh vận tải gây thiệt hại.
C.Yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.
(Đáp án A: Khoản 1 Điều 74 Luật GTĐB).
Câu 148: Người thuê vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ nào sau đây?
A. Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp pháp về hàng hóa trước khi giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải; đóng gói hàng hóa đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hóa đầy đủ, rõ ràng; giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đúng thời gian, địa điểm và nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng.
B. Thanh toán đủ cước, phí vận tải và chi phí phát sinh cho người kinh doanh vận tải hàng hóa. Cử người áp tải hàng hóa trong quá trình vận tải đối với loại hàng hóa bắt buộc phải có người áp tải.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 2 Điều 74 Luật GTĐB).
Câu 149: Người nhận hàng có các quyền nào sau đây?
A. Nhận và kiểm tra hàng hóa nhận được theo giấy vận chuyển hoặc chứng từ tương đương khác; yêu cầu người kinh doanh vận tải thanh toán chi phí phát sinh do giao hàng chậm.
B. Yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê vận tải để yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hoá; yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 1 Điều 75 Luật GTĐB).
Câu 150: Người nhận hàng có các nghĩa vụ nào sau đây?
A. Nhận hàng hóa đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận.
B. Xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tùy thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hóa; thanh toán chi phí phát sinh do nhận hàng chậm.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 2 Điều 75 Luật GTĐB).
Câu 151: Hàng siêu trường, siêu trọng được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định.
B. Là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được.
C. Là hàng có trọng lượng trên 10 tấn.
(Đáp án B: Khoản 1 Điều 76 Luật GTĐB).
Câu 152: Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải đảm bảo các quy định nào dưới đây?
A. Chạy với tốc độ quy định trong giấy phép, trong trường hợp cần thiết bố trí người chỉ dẫn giao thông để đảm bảo an toàn giao thông.
B. Chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng.
C. Chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng, trường hợp cần thiết phải bố trí người chỉ dẫn giao thông để đảm bảo an toàn giao thông.
(Đáp án C: Khoản 3 Điều 76 Luật GTĐB).
Câu 153: Việc vận chuyển động vật sống trên đường phải tuân theo những quy định nào sau đây?
A. Tùy theo loại động vật sống, người kinh doanh vận tải yêu cầu người thuê vận tải bố trí người áp tải để chăm sóc trong quá trình vận tải; người thuê vận tải chịu trách nhiệm về việc xếp dỡ động vật sống theo hướng dẫn của người kinh doanh vận tải; trường hợp người thuê vận tải không thực hiện được thì phải trả cước, phí xếp, dỡ cho người kinh doanh vận tải.
B. Việc vận chuyển động vật sống trên đường phải tuân theo quy định của pháp luật về vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Điều 77 Luật GTĐB).
Câu 154: Hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách có được chở trên xe khách không?
A. Được chở.
B. Không được chở.
C. Được chở tùy từng trường hợp.
(Đáp án B: Điểm c Khoản 1 Điều 68 Luật GTĐB).
Câu 155: Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải chấp hành những quy định nào sau đây?
A. Phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; không được dừng, đỗ nơi ở đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm.
B. Phải được chuyên chở trên xe chuyên dùng; xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải di chuyển liên tục không được dừng, đỗ trong quá trình vận chuyển.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án A: Khoản 1, 2 Điều 78 Luật GTĐB).
Câu 156: Cơ quan nào quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm?
A. Bộ công an.
B. Bộ quốc phòng.
C. Chính phủ.
(Đáp án C: Khoản 3 Điều 78 Luật GTĐB).
Câu 157: Xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở phế thải, vật liệu rời khi tham gia hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị phải thực hiện những quy định nào sau đây?
A. Phải được che phủ kín không để rơi, vãi trên đường phố.
B. Trường hợp để rơi, vãi thì người vận tải phải chịu trách nhiệm thu dọn ngay.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 4 Điều 79 Luật GTĐB).
Câu 158: Cơ quan nào quy định cụ thể về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị?
A. Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh.
B. Sở giao thông vận tải.
C. Cơ quan Cảnh sát giao thông.
(Đáp án A: Khoản 5 Điều 79 Luật GTĐB).
Câu 159: Hoạt động của bến xe ô tô khách, bến xe ô tô hàng, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ phải đảm bảo những quy định nào sau đây?
A. Phải bảo đảm trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ.
B. Phải chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 1 Điều 83 Luật GTĐB).
Câu 160: Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ bao gồm những loại hình nào sau đây?
A. Dịch vụ tại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đại lý vận tải, đại lý bán vé, dịch vụ thu gom hàng.
B. Dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng, dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Điều 82 Luật GTĐB).
Câu 161: Khái niệm "đường bộ" được hiểu như thế nào là đúng?
A. Gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ.
B. Gồm bến phà đường bộ.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 1 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 162: Khái niệm "công trình đường bộ" được hiểu như thế nào là đúng?
A. Gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu.
B. Gồm rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng tải xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ khác.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 2 Điều 3)
Câu 163: Khái niệm "phần đường xe chạy" được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.
B. Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, dải đất dọc hai bên đường để đảm bảo an toàn giao thông.
C. Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, các công trình, thiết bị phụ trợ khác và dải đát dọc hai bên đường để đảm bảo an toàn giao thông.
(Đáp án A: Khoản 6 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 164: Khái niệm "làn đường" được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là một phần của đường được chia theo chiều ngang của đường, có bề rộng đủ cho xe đỗ an toàn.
B. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án B: Khoản 7 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 165: Khái niệm "khổ giới hạn của đường bộ" được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hành hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
B. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
C. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao của cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe đi qua được an toàn.
(Đáp án A: Khoản 8 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 166: Khái niệm "đường phố" được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.
B. Là đường bộ ngoài đô thị có lòng đường đủ rộng cho các phương tiện giao thông qua lại.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án A: Khoản 9 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 167: Khái niệm “dải phân cách” được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.
B. Là bộ phận của đường để xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang của đường.
C. Là bộ phận của đường để ngăn cách không cho các loại xe vào những nơi không cho phép.
(Đáp án A: Khoản 10 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 168: Khái niệm “đường cao tốc” được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
B. Là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều ngược nhau riêng biệt; không giao cắt cùng mức với đường khác; bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ đảm bảo giao thông, an toàn và rút ngắn thời gian hành trình.
C. Là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác.
(Đáp án A: Khoản 12 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 169: Khái niệm “đường chính” được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là đường đảm bảo giao thông chủ yếu trong khu vực.
B. Là đường quốc lộ đặt tên, số hiệu do cơ quan có thẩm quyền phân loại và quyết định.
C. Là đường trong đô thị hoặc đường tỉnh.
(Đáp án A: Khoản 13 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 170: Khái niệm “đường ưu tiên” được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nhường đường cho các phương tiện đến từ hướng khác khi đi qua nơi đường giao nhau, có thể được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
B. Là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu trên đường ưu tiên.
C. Là đường chỉ dành cho một số loại phương tiện tham gia giao thông, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
(Đáp án B: Khoản 15 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 171: “Phương tiện giao thông đường bộ” gồm những loại nào?
A. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
B. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ; phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án A: Khoản 17 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 172: Khái niệm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?
A. Gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
B. Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
C. Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
(Đáp án B: Khoản 18 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 173: Khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ” được hiểu như thế nào là đúng?
A. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
B. Gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
C. Gồm xe ô tô, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
(Đáp án A: Khoản 19 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 174: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những phương tiện nào sau đây?
A. Phương tiện giao thông đường bộ.
B. Xe máy chuyên dùng.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 21 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 175: “Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào sau đây?
A. Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
B. Người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 22 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 176: “Người điều khiển phương tiện” gồm những đối tượng nào sau đây?
A. Người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ.
B. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 23 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 177: "Người điều khiển giao thông” gồm những người nào sau đây?
A. Cảnh sát giao thông.
B. Người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 25 Điều 3 Luật GTĐB)
Câu 178: Hành vi phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có bị pháp luật nghiêm cấm hay không?
A. Bị nghiêm cấm.
B. Không bị nghiêm cấm.
C. Nghiêm cấm tùy theo từng trường hợp.
(Đáp án A: Khoản 1 Điều 8 Luật GTĐB)
Câu 179: Hành vi đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ có bị pháp luật nghiêm cấm hay không?
A. Không bị nghiêm cấm.
B. Bị nghiêm cấm.
C. Bị nghiêm cấm tùy theo các tuyến đường.
(Đáp án B: Khoản 4 Điều 8 Luật GTĐB)
Câu 180: Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy có phải đội mũ bảo hiểm cài quai đúng quy cách không?
A. Không phải đội mũ bảo hiểm cài quai đúng quy cách.
B. Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
C. Chỉ đội mũ bảo hiểm khi thấy cần thiết.
(Đáp án B: Khoản 2, điều 31 Luật GTĐB).
Câu 181: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có được sử dụng chất ma túy hay không?
A. Được.
B. Không được.
C. Tùy vào thể trạng sức khỏe của từng người.
(Đáp án B: Khoản 7 Điều 8 Luật GTĐB)
Câu 182: Người điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị xử phạt?
A. Trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
B. Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
C. Trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc 40miligam/1 lít khí thở.
(Đáp án B: Khoản 8 Điều 8 Luật GTĐB)
Câu 183: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị xử phạt?
A. Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu.
B. Nồng độ cồn vượt quá 40 miligam/100 mililit máu.
C. Nồng độ cồn vượt quá 30 miligam/100 mililit máu.
(Đáp án A: Khoản 8 Điều 8 Luật GTĐB)
Câu 184: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong khí thở có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị xử phạt?
A. Nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
B. Nồng độ cồn vượt quá 0,20 miligam/1 lít khí thở.
C. Nồng độ cồn vượt quá 0,15 miligam/1 lít khí thở.
(Đáp án A: Khoản 8 Điều 8 Luật GTĐB)
Câu 185: Hành vi giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ có bị pháp luật nghiêm cấm hay không?
A. Không bị nghiêm cấm.
B. Bị nghiêm cấm.
C. Nghiêm cấm tùy từng trường hợp.
(Đáp án B: Khoản 10 Điều 8 Luật GTĐB)
Câu 186: Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định giành đường, vượt ẩu có bị pháp luật nghiêm cấm hay không?
A. Bị nghiêm cấm.
B. Bị nghiêm cấm tùy từng trường hợp.
C. Không bị nghiêm cấm
(Đáp án A: Khoản 11 Điều 8 Luật GTĐB)
Câu 187: Hành vi bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên khi đang làm nhiệm vụ theo quy định có bị pháp luật nghiêm cấm hay không?
A. Bị nghiêm cấm.
B. Bị nghiêm cấm tùy từng trường hợp.
C. Không bị nghiêm cấm.
(Đáp án A: Khoản 12 Điều 8 Luật GTĐB)
Câu 188: Hành vi lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng có bị pháp luật nghiêm cấm hay không?
A. Bị nghiêm cấm.
B. Bị nghiêm cấm tùy từng trường hợp.
C. Không bị nghiêm cấm.
(Đáp án A: Khoản 13 Điều 8 Luật GTĐB)
Câu 189: Hành vi vận chuyển hàng cấm lưu thông; vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã có bị pháp luật nghiêm cấm hay không?
A. Bị nghiêm cấm.
B. Bị nghiêm cấm tùy từng trường hợp.
C. Không bị nghiêm cấm
(Đáp án A: Khoản 14 Điều 8 Luật GTĐB)
Câu 190: Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường bộ?
A. Chính phủ.
B. Bộ Công an.
C. Bộ Giao thông vận tải.
- Đáp án A: Khoản 1 Điều 85 Luật GTĐB)
Câu 191: Thanh tra viên, công chức thanh tra được phép dừng phương tiện đường bộ trong các trường hợp nào sau đây?
A. Vượt quá tải trọng, khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ; xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo quy định.
B. Đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: khoản 2 điều 15 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014)
Câu 192: Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ Tuần tra kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong những trường hợp nào sau đây?
A. Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của của Cục trưởng cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an tỉnh trở lên;
B. Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm TTATGT của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên; Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm An ninh trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; tin báo của cơ quan về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thôngC. Tất cả các ý trên.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 2, điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016)
Câu 193: Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị nghiêm cấm hay không?
A. Không bị nghiêm cấm.
B. Nghiêm cấm tùy từng trường hợp cụ thể.
C. Bị nghiêm cấm.
(Đáp án C: Theo khoản 17, khoản 18 điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định các hành vi trên bị nghiêm cấm).
Câu 194: Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào ghi dưới đây bị nghiêm cấm?
A. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị tai nạn và người gây tai nạn giao thông.
B. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Theo khoản 19, khoản 20 điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định các hành vi bị nghiêm cấm).
Câu 195: Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông có trách nhiệm nào sau đây?
A. Dừng ngay phương tiện, giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
B. Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an gần nhất. Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn giao thông cho cơ quan có thẩm quyền.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông được quy định tại khoản 1 điều 38 Luật giao thông đường bộ).
Câu 196: Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm nào sau đây?
A. Bảo vệ hiện trường; giúp đỡ, cứu chữa kịp thời; bảo vệ tài sản người bị nạn.
B. Báo tin ngay cho cơ quan Công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Trách nhiệm của những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn được quy định tại khoản 2 điều 38 Luật giao thông đường bộ).
Câu 197: Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có bắt buộc chở người bị nạn đi cấp cứu hay không?
A. Có bắt buộc.
B. Không bắt buộc.
C. Tùy trường hợp cụ thể.
(Đáp án B: Khoản 3 điều 38 Luật giao thông đường bộ quy định: Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này).
Câu 198: Cơ quan Công an có trách nhiệm thế nào khi nhận được tin về vụ tai nạn giao thông?
A. Cử người tới ngay ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn.
B. Phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Trách nhiệm của cơ quan Công an khi nhận được tin về vụ tai nạn giao thông được quy định tại khoản 4 điều 38 Luật giao thông đường bộ).
Câu 199: Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt thì người điều khiển phương tiện có trách nhiệm như thế nào?
A. Bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500m về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất.
B. Bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 5 Điều 25 Luật giao thông đường bộ ).
Câu 200: Công dân khi phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải có trách nhiệm như thế nào?
A. Kịp thời báo cáo cho Uỷ ban nhân dân; cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lý.
B. Trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Căn cứ khoản 5 điều 52 Luật giao thông đường bộ)
Câu 201: Trong buổi sinh hoạt "Tìm hiểu pháp luật về ATGT" tại một trường trung học phổ thông, một học sinh đưa ra câu hỏi: Xe máy điện là phương tiện giao thông thô sơ đường bộ hay là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ? Cô giáo đưa ra 02 đáp án, theo bạn đáp án nào đúng?
A. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
B. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
C. Xe máy chuyên dùng
(Đáp án B: Khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008)
Câu 202: Trong chiến dịch giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên Quốc lộ 48, khi tổ chức tập huấn cho cán bộ thôn, xóm, làng, bản, người dân hỏi: Hành lang an toàn đường bộ là gì? Cán bộ đưa ra 02 đáp án, theo bạn đáp án nào đúng?
A. Là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
B. Là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
C. Là bộ phận của đường để phân chưa mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.
(Đáp án A: Khoản 5 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008)
Câu 203: Sau khi dự buổi liên hoan cơ quan về, hai người bạn tranh luận với nhau về quy định cấm người điều khiển xe ô tô uống rượu, bia. Một người nói: Luật chỉ cấm người điều khiển xe ô tô mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Theo bạn, nội dung này đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
(Đáp án B: Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008)
Câu 204: Khi đến đường giao nhau, thấy Cảnh sát giao thông đưa hai tay dang ngang, đó là hiệu lệnh gì?
A. Để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải rẽ về 2 phía khác nhau.
B. Để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi".
C. Để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại.
(Đáp án B: Khoản 2 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008)
Câu 205: Khi tham gia giao thông, gặp nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, 2 người tranh luận, theo bạn ý nào đúng quy tắc giao thông đường bộ?
A. Vạch kẻ đường để phân làn giao thông cho các loại phương tiện.
B. Vạch này quy định người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
C. Vạch kẻ này là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.
(Đáp án B: Khoản 4 Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008)
Câu 206: Một bác nông dân mua vé xe khách chạy tuyến cố định Vinh - Hà Nội (vé xe không bao gồm tiền ăn) để đưa con đi thi đại học. Trên đường đi, xe ghé ăn cơm tại nhà hàng mà nhà xe đã đặt trước. Bác nông dân không vào nhà hàng, đưa cơm nắm ra ăn nhưng nhà xe vẫn yêu cầu bác phải thanh toán suất ăn mà nhà xe đã đặt trước. Hành vi của nhà xe đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
(Đáp án B: Khoản 15 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008)
Câu 207: Anh A đang điều khiển xe gắn máy đi trên trục đường chính. Đến đoạn đường giao nhau, anh B điều khiển xe gắn máy đi từ đường nhánh ra đâm vào, xảy ra tai nạn. Trách nhiệm thuộc về ai?
A. Trách nhiệm thuộc về A.
B. Trách nhiệm thuộc về B.
C. Không ai phải chịu trách nhiệm.
(Đáp án B: Khoản 3 Điều 24 Luật giao thông đường bộ năm 2008)
Câu 208: Trong một đám cưới ở vùng nông thôn, khi đoàn đưa dâu đi qua một đoạn đường bị ngập, gặp một xe ô tô tải liền nhờ chiếc xe này chở người đi cưới qua đoạn đường ngập, luôn thể chở đến nơi tổ chức đám cưới. Hành vi của người lái xe tải này đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
(Đáp án B: Điều 21 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)
Câu 209: Một người điều khiển xe gắn máy trên đường giao thông, do thiếu quan sát nên đâm vào một con bò của một gia đình gần đó bất ngờ chạy qua đường và xảy ra tai nạn. Trong trường hợp này chủ của con bò có phải chịu trách nhiệm không?
A. Có.
B. Không.
(Đáp án A: Điểm c khoản 2 điều 35 Luật giao thông đường bộ)
Câu 210: Hiện nay, cầu vượt đường sắt trên Quốc lộ 46 đoạn ngã tư Cửa Nam đã được đưa vào sử dụng và tạo ra khung cảnh đẹp, hiện đại cho thành phố Vinh. Nhiều bạn trẻ buổi tối lên cầu trượt patanh, những hành vi này có vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông không?
A. Có.
B. Không.
(Đáp án A: Điểm h Khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008)
Câu 211: Do thiếu quan sát trong khi lái xe nên A đã để xe đâm phải một đoàn xe đang đi rước dâu. Sau khi gây tai nạn, A thấy những người còn lại trong đoàn rước dâu cầm gạch đá, hò hét đòi đuổi đánh mình. Do lo sợ, A đã bỏ xe, chạy khỏi hiện trường và đến cơ quan công an nơi gần nhất để trình báo. Vậy hành vi bỏ trốn của A có bị coi là hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm (quy định tại Khoản 17 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008) không?
A. Có.
B. Không.
(Đáp án B: Điểm b Khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ năm 2008)
Câu 212: Trên vỉa hè dành cho người đi bộ, một bác thương binh sử dụng xe lăn để di chuyển. Cán bộ trật tự đô thị đến nhắc nhở, yêu cầu không được sử dụng xe lăn di chuyển trên vỉa hè. Hành vi của vị cán bộ này đúng hay sai?
A. Sai.
B. Đúng.
(Đáp án A: Khoản 1 Điều 33 Luật giao thông đường bộ năm 2008)
Câu 213: Doanh nghiệp A sử dụng một người thành thạo về máy tính, có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động vận tải và tốt nghiệp Trung cấp ngành cơ khí ô tô làm người trực tiếp điều hành vận tải. Hành vi này đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
(Đáp án B: Điểm d Khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)
Câu 214: Trên xe khách chạy tuyến cố định Quỳ Hợp - Vinh, sau khi phụ xe thu tiền, một hành khách yêu cầu nhà xe giao vé thì được trả lời: Bác thông cảm, xe chúng tôi hôm nay chưa có vé. Hành vi này của nhà xe đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
(Đáp án B: Điểm c Khoản 2 Điều 69 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)
Câu 215: Một khách hàng thuê Công ty vận tải A vận chuyển một lô hàng với giá cước rất cao, công ty A yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa để ghi vào giấy vận chuyển, khách hàng từ chối với lý do bảo đảm bí mật trong kinh doanh, buôn bán. Yêu cầu của Công ty A đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai.
(Đáp án A: Điểm a Khoản 1 Điều 73 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)
Câu 216: Khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe buýt đi từ Vinh đến Đô Lương, bạn đã lên xe từ đầu tuyến và đã tìm được cho mình một chỗ ngồi ưng ý. Khi xe đi đến thị trấn Hưng Nguyên thì có một ông cụ lên xe đi Thanh Chương, nhưng trên xe không còn chỗ ngồi nên ông cụ phải đứng. Lúc đó, nhân viên phục vụ trên xe buýt đề nghị bạn đứng dậy nhường ghế cho ông cụ. Bạn sẽ làm gì trong tình huống này cho đúng quy định của pháp luật?
A. Không nhường ghế, vì bạn đã mua vé và bạn phải đi đoạn đường xa hơn.
B. Đứng dậy nhường ghế cho ông cụ, nhưng yêu cầu nhân viên phục vụ trả lại tiền vé cho bạn.
C. Vui vẻ đứng dậy nhường ghế cho ông cụ.
(Đáp án C: Theo Khoản 3 Điều 35, Khoản 2 Điều 36 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT)
Câu 217: Bạn có công việc cần di chuyển bằng xe khách từ thành phố Vinh vào thành phố Huế. Nhà bạn nằm trên trục đường Quốc lộ 1 và có rất nhiều xe khách đi qua nhà bạn. Theo bạn phương án nào sau đây là đúng quy định?
A. Bạn ra bến xe khách để mua vé và lên xe đi.
B. Bạn đứng ngay trước cổng nhà và chờ có xe đi Huế đi ngang qua sẽ vẫy xe và đi luôn.
C. Xin số điện thoại gọi cho nhà xe đến đón mình tại nhà riêng.
(Đáp án A: Khoản 5 Điều 25 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT)
Câu 218: Thành phố A mới mở rộng, vùng nội thị một số nơi dân cư thưa thớt, để tiết kiệm nhiên liệu cho xe buýt, Công ty vận tải A cho cắm biển dừng đón, trả khách cách nhau 1.000m. Hành vi của công ty A đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
(Đáp án B: Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ)
Câu 219: Bạn đã mua vé xe khách xuất bến lúc 7 giờ để đi công tác. Nhưng đến 7 giờ xe xuất bến, Giám đốc công ty của bạn lại yêu cầu hoãn và chuyển sang tuần tiếp theo. Khi bạn xuống xe thì doanh nghiệp vận tải không hoàn trả lại tiền vé cho bạn. Vậy hành vi của doanh nghiệp vận tải là đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
(Đáp án A: Khoản 3 Điều 22 Thông tư 63/2014/TT-GTVT)
Câu 220: Cơ quan quản lý đường bộ sử dụng Trạm thu phí làm nơi kiểm tra và xử lý vi phạm về tải trọng xe. Điều này đúng hay sai?
A: Đúng.
B. Sai.
(Đáp án B: Khoản 3 Điều 51 Luật GTĐB)
Câu 221: Những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
A. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép.
B. Lạng lách, đánh võng.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 6 Điều 8 Luật GTĐB)
Câu 222: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?
A. Lắp đặt sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới.
B. Sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự ATGT, trật tự công cộng.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 13 Điều 8 Luật GTĐB)
Câu 223: Người đứng đầu cơ quan nào quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng?
A. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
B. Bộ trưởng Bộ Công an.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án A: Khoản 2 Điều 54 Luật GTĐB)
Câu 224: Người lái xe không được vượt xe khác khi gặp trường hợp nào sau đây?
A. Trên cầu hẹp có một làn xe, nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
B. Điều kiện thời tiết hoặc đường không đảm bảo an toàn cho việc vượt; xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 5 Điều 14 Luật GTĐB)
Câu 225: Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có biển báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu nào?
A. Biển báo hiệu cố định.
B. Biển báo hiệu tạm thời.
C. Biển báo khác.
(Đáp án B: Khoản 3 Điều 11 Luật GTĐB)
Câu 226: Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, đường đôi (có dải phân cách giữa), đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên loại xe nào tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 90 Km/h?
A. Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải từ 3500kg trở lên, ô tô sơ mi rơ mooc, ô tô kéo rơ mooc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng, xe mô tô, xe gắn máy.
B. Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải dưới 3500kg.
C. Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn.
(Đáp án C: Điều 7 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ)
Câu 227: Nhân dịp sinh nhật lần thứ 17, chị Thúy được bố mua tặng một chiếc xe môtô Attila có dung tích xilanh là 124 cm
3 để đi học. Trong trường hợp, Chị Thúy điều khiển chiếc mô tô này đi học có đúng không?
A. Đúng.
B. Sai.
(Đáp án B: Điểm a,b khoản 1 Điều 60 Luật GTĐB 2008)
Câu 228: “Vạch kẻ đường” được hiểu thế nào là đúng?
A. Là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
B. Là vạch chỉ phân biệt vị trí dừng đỗ trên đường.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án A: Khoản 5 Điều 10 Luật GTĐB)
Câu 229: Ông Đ là chủ một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nhỏ. Do làm ăn có lãi nên ông Đ mua một chiếc xe ô tô bán tải để tiện việc đi lại và phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Sau khi đi kiểm định xe về, để có thể chở được nhiều hàng hóa hơn, ông Đ đã mua thêm một khung sắt để hàn nối nâng kích thước của thùng xe. Vậy hành vi của ông Đ là đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
(Đáp án B: Khoản 2 Điều 55 Luật GTĐB)
Câu 230: Bạn đi xe khách từ Hà Nội về Vinh và có mang theo con mèo là vật nuôi cưng của mình. Sau khi mua vé và lên xe thì nhân viên phục vụ trên xe không cho phép bạn đưa con mèo của mình lên xe cùng. Hành vi này của nhân viên phục vụ trên xe là đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
(Đáp án A: Khoản 5 Điều 22 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT)
Câu 231: “Văn hóa giao thông” là gì?
A. Văn hóa giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông.
B. Không tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, thiếu có ý thức và trách nhiệm khi tham gia giao thông.
C. Mỗi người khi tham gia trên đường chỉ cần có kiến thức về Luật Giao thông đường bộ, chấp hành đúng pháp luật quy định khi tham gia giao thông.
(Đáp án A: Nguồn UBATGT Quốc gia)
Câu 232: Những nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn giao thông?
A. Quá nhiều phương tiện cá nhân. Hạ tầng giao thông không đảm bảo.
B. Ý thức giao thông còn hạn chế; Người điều khiển phương tiện giao thông thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 233: Hậu quả của tai nạn giao thông?
A. Bị chấn thương sọ não. Bị gãy, vỡ cột sống, đứt tủy gây liệt tay chân, mất khả năng vận động.
B. Để lại sẹo xấu và các vết thương, gây tổn thương nội tạng.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 234: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông đối với lái xe?
A. Do rượu, bia. Do không làm chủ tốc độ, mất tập trung khi lái xe.
B. Độ an toàn của các phương tiện tham gia giao thông.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 235: Rượu bia được đào thải ra khỏi cơ thể nhiều nhất ở bộ phận nào?
A. Da.
B. Phổi.
C. Gan.
(Đáp án C: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 236: Mất tập trung khi lái xe gồm những dạng nào?
A. Mất tập trung liên quan tới tay khiến bạn rời khỏi tay lái. Mất tập trung liên quan tới mắt khiến bạn rời khỏi đường đi.
B. Mất tập trung liên quan tới nhận thức khiến đầu óc bạn nghĩ tới việc khác.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 237: Nguy cơ gây ra tai nạn giao thông?
A. Nói chuyện khi lái xe. Nhắn tin khi lái xe.
B. Nghe nhạc khi lái xe.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 238: Lái xe ô tô ban đêm cần chú ý nhất điều gì?
A. Luôn phải giữ cho kính xe sạch từ ngoài vào trong, chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí thích hợp sao cho không bị chói mắt do đèn pha các xe chạy sau chiếu vào; bật đèn pha gần, có thể bật đèn sương mù.
B. Mở cua chuẩn xác khi lùi và khi tiến.
C. Không đi gần các xe có trọng tải lớn.
(Đáp án A: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 239: Lái xe ô tô trong ngõ hẹp cần chú ý nhất điều gì?
A. Tìm và xác định không gian đủ rộng để có thể quay đầu trong ngõ hẹp hay trên phố nhỏ; đầu xe luôn được ưu tiên hướng về phía không gian rộng mở.
B. Điều chỉnh độ sáng của bảng đồng hồ phù hợp.
C. Tắt điều hòa và phụ tải không cần thiết.
(Đáp án A: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 240: Lái xe ô tô qua đường ngập nước cần chú ý nhất điều gì?
A. Theo dõi tình trạng mức nước.
B. Giữ vững vô lăng cho xe chạy thẳng với tốc độ chậm và xử lý tình huống theo cách hợp lý nhất. Nhìn gương trái, đánh mắt sang bên trái để kiểm soát xem có xe đi bên cạnh hay không.
C. Lựa chọn cho xe chạy giữa lòng đường, luôn đi ở tay số thấp, đều chân ga. Không giảm ga khi nước ngập quá ống xả.
(Đáp án C: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 241: Kinh nghiệm lái xe ô tô trong mưa cần chú ý nhất điều gì?
A. Trước khi xe lăn bánh phải kiểm tra tình trạng mặt đường.
B. Giữ khoảng cách với xe trước để nhìn thấy mặt đường, tránh yếu tố bất ngờ. Không sử dụng chế độ điều khiển hành trình (Cruise control) đối với xe có trang bị, không đạp phanh quá sâu.
C. Khi bánh xe trượt, không nên bỏ hẳn chân ga mà giảm một cách từ từ nhằm giữ đà cho xe trong khi độ trượt được giảm xuống.
(Đáp án B: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 242: Kinh nghiệm lái xe ô tô trong sương mù cần chú ý nhất điều gì?
A. Đi chậm, giữ khoảng cách an toàn, quan sát thật kỹ khi vượt và sử dụng đèn đúng cách. Không dừng xe giữa đường.
B. Khi xe bị quay ngang, nhả chân ga và đánh vô lăng để lấy lại hướng trước khi tiếp tục rà chân ga nhẹ nhàng.
C. Tăng tốc nhanh hơn tốc độ xe bị vượt. Khi đi ngang bằng xe bị vượt, bấm còi để tránh họ bất ngờ chuyển làn sang bên trái.
(Đáp án A: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 243: Kinh nghiệm lái xe ô tô qua đường bùn lầy cần chú ý nhất điều gì?
A. Tận dụng tối đa các ứng dụng công nghệ an toàn và hỗ trợ được trang bị sẵn. Chuyển cần số về vị trí số 1, giữ vô lăng cho xe chạy thẳng với tốc độ thật chậm để đủ thời gian cảm nhận mức độ trơn trượt và xử lý tình huống theo cách hợp lý nhất.
B. Tránh xung đột, lái xe chếch tối đa 30 độ sang bên phải, nếu nhìn ở gương chiếu hậu vẫn có nhiều xe thì chưa được ra khỏi đường.
C. Giữ đều tốc độ không được đi lúc nhanh, lúc chậm.
(Đáp án A: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 244: Kinh nghiệm lái xe ô tô trên đường cao tốc cần chú ý nhất điều gì?
A. Không thay đổi tốc độ đột ngột dễ gây bất ngờ với những xe di chuyển quanh xe mình.
B. Trong quá trình lái xe, mắt nhìn xa nhưng thỉnh thoảng nhìn vào táp lô đồng hồ, sẽ giúp người lái xe điều khiển tốc độ theo ý muốn.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 245: Kinh nghiệm lái xe ô tô trên đường gồ ghề cần chú ý nhất điều gì?
A. Giữ đều tốc độ, không đi lúc nhanh, lúc chậm.
B. Kiểm tra dầu máy, dầu phanh, dầu côn.
C. Giảm tốc độ, đi chậm, giữ khoảng cách với xe trước để nhìn thấy mặt đường tránh yếu tố bất ngờ.
(Đáp án C: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 246: Kinh nghiệm lái xe ô tô trong thành phố cần chú ý nhất điều gì?
A. Sử dụng còi khi cần thiết, đặc biệt khi qua các điểm khuất như ngõ nhỏ, phố nhỏ đề phòng có xe đi qua. Không nên vượt xe khác, giữ tốc độ ổn định. Nếu vượt thì đủ điều kiện mới được vượt.
B. Lái xe chuyển làn về bên phải, trong quá trình chuyển làn phải liên tục quan sát bên phải và giảm tốc độ.
C. Không dừng xe giữa đường.
(Đáp án A: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 247: Đường phố như thế nào thì được coi là đường phố sạch, đẹp, an toàn?
A. Phố có lòng đường dành cho xe đi lại có vỉa hè rộng, cây xanh, có đèn chiếu sáng và có đèn tín hiệu giao thông.
B. Đường hẹp, đi hai chiều, có nhiều người và xe đi lại.
C. Đường rộng có nhiều làn xe, không có dải phân cách.
(Đáp án A: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 248: Khi gặp một đoàn xe tang hay một đoàn người có tổ chức đi theo hàng ngũ, người lái xe phải xử lý như thế nào cho đúng quy tắc giao thông?
A. Bóp còi, rú ga để cắt ngang qua.
B. Báo hiệu và từ từ cho xe đi qua để bảo đảm an toàn.
C. Chờ đoàn xe, đoàn người đi qua hết thì tiếp tục lưu thông.
(Đáp án C: Điều 22 Luật GTĐB)
Câu 249: Đâu là tiêu chí chung về văn hóa giao thông đường bộ đã được Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch ban hành?
A. Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn.
B. Có ý thức văn hóa xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL năm 2013)
Câu 250: Ảnh hưởng của cồn trong cơ thể khi tham gia giao thông?
A. Làm giảm chức năng não bộ đến mức bạn không thể phản ứng với các tình huống ra quyết định hoặc phản ứng nhanh.
B. Làm giảm khả năng cảm nhận của bạn về tốc độ hoặc khoảng cách tới các xe khác, người hoặc chướng ngại vật. Làm bạn ảo tưởng, cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 251: Những ảnh hưởng của rượu bia đối với cơ thể?
A. Mất khả năng phối hợp cơ thể.
B. Suy giảm mạnh khả năng phán đoán. Giảm khả năng nhìn, giảm khả năng phản xạ.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Cẩm nang ATGT, NXB giao thông vận tải ngày 14/4/2015)
Câu 252: Tiêu chí chung về văn hóa giao thông đường bộ đã được Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch ban hành bao gồm?
A. Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông.
B. Đi đúng làn đường, phần đường quy định. Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL năm 2013)
Câu 253: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Đi bên phải theo chiều đi của mình.
B. Đi đúng phần đường quy định. Chấp hành hệ thống báo hiệu đèn bộ.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 1 Điều 9 Luật GTĐB)
Câu 254: Các hành vi nào ghi dưới đây bị nghiêm cấm?
A. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ. Phá hoại đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách.
B. Phá hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Khoản 1 Điều 8 Luật GTĐB)
Câu 255: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia hoạt động nào để góp phần đảm bảo Trật tự an toàn giao thông?
A. Tuyên truyền, giáo dục ý chức chấp hành Luật Giao thông cho Đoàn viên thanh niên.
B. Nhân rộng các mô hình, công trình, phần việc của thanh thiếu niên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đào tạo nâng cao kỹ năng cho thanh thiếu niên khi tham gia giao thông.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Quyết định số 2051/QĐ-TTg ngày 24/12/2012)
Câu 256: Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch ban hành tiêu chí văn hóa chung trong giao thông đường bộ bao gồm những nội dung nào sau đây?
A. Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông.
B. Thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh. Tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL năm 2013)
Câu 257: Hành vi của người tham gia giao thông có văn hóa gồm những hành vi nào sau đây?
A. Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông.
B. Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định. Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL năm 2013)
Câu 258: Người tham gia giao thông có văn hóa gồm các hành vi nào sau đây?
A. Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.
B. Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông. Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL năm 2013)
Câu 259: Hành vi của người tham gia giao thông có văn hóa bao gồm?
A. Tận tình giúp đỡ người bị nạn khi tham gia giao thông. Tận tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.
B. Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL năm 2013)
Câu 260: Tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ đối với dân cư sống ven đường là:
A. Tự giác chấp hành và tích cực tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ.
B. Thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng về tình hình trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý các sự cố về trật tự, an toàn giao thông. Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C: Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL năm 2013)
Câu 261. Việc áp dụng xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô trong trường hợp người được chở ở hàng ghế phía sau trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy được thực hiện kể từ ngày nào?
A. Ngày 01/01/2017.
B. Ngày 01/01/2018.
C. Ngày 01/01/2019.
Đáp án: B, căn cứ điểm k, điểm l khoản 1 điều 5, khoản 7 điều 80 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016.
Câu 262. Việc áp dụng xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm: Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường được thực hiện từ ngày nào?
A. Ngày 01/01/2017.
B. Ngày 01/01/2018.
C. Ngày 01/01/2019.
Đáp án: A, căn cứ điểm l khoản 3 điều 5, khoản 6 điều 80 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016.
Câu 263. Người đi bộ vượt rào chắn đường ngang khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Đáp án: A, căn cứ điểm a khoản 1 điều 46 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016.
Câu 264. Người điều khiển xe đạp không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Đáp án: A, căn cứ điểm b khoản 1 điều 46 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016.
Câu 265. Người điều khiển xe mô tô vượt rào chắn đường ngang khi chắn đang dịch chuyển thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Đáp án: B, căn cứ khoản 4 điều 46 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016.
Câu 266. Người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), sử dụng ô (dù) thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Đáp án: B, căn cứ điểm o khoản 3 điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016.
Câu 267. Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 (ba) xe trở lên thì bị xử phạt như thế nào?
A. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng.
B. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
C. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Đáp án: A, căn cứ điểm g khoản 1 điều 8 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016.
Câu 268: Người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện có được sử dụng ô không?
A. Không được.
B. Được sử dụng trong trường hợp cần thiết.
C. Có được.
(Đáp án A: Điểm c khoản 3 điều 30 Luật GTĐB).
Câu 269. Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Đáp án: C, căn cứ điểm a khoản 3 điều 8 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016.
Câu 270. Người đi bộ vượt qua giải phân cách thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Đáp án: B, căn cứ điểm b khoản 2 điều 9 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016.
Câu 271: Xe đạp máy được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
B. Là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 30 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
C. Là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 35 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được.
(Đáp án A: Điểm e khoản 1 điều 3 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 272: Xe máy điện được hiểu như thế nào là đúng?
A. Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.
B. Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 55 km/h.
C. Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 5 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.
(Đáp án A: Điểm d khoản 1 điều 3 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Câu 273: Người điều khiển xe đạp được chở mấy người?
A. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người.
B. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 6 tuổi thì được chở tối đa hai người.
C. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
(Đáp án C: Khoản 1 điều 31 Luật GTĐB).
Câu 274: Người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện có được sử dụng điện thoại di động không?
A. Không được.
B. Được sử dụng trong trường hợp cần thiết.
C. Có được.
(Đáp án A: Điểm c khoản 3 điều 30 Luật GTĐB).
Câu 275: Người đi bộ đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông trong các trường hợp sau?
A. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
B. Người đi bộ không được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ.
C. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ.
(Đáp án A: Khoản 2 điều 32 Luật GTĐB).
Câu 276: Những ai có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, già yếu khi tham gia giao thông?
A. Học sinh, sinh viên.
B. Tất cả mọi người.
C. Cảnh sát giao thông.
(Đáp án B: Khoản 3 điều 33 Luật GTĐB).
Câu 277: Hành vi đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép có bị pháp luật nghiêm cấm?
A. Nghiêm cấm trong mọi trường hợp.
B. Không nghiêm cấm.
C. Không cấm đối với trường hợp xe đạp điện và xe máy điện.
(Đáp án A: Khoản 6 điều 8 Luật GTĐB).
Câu 278: Người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện khi muốn chuyển hướng thì phải làm gì để đúng quy tắc giao thông?
A. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải tăng tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
B. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
C. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và chuyển hướng ngay.
(Đáp án B: Khoản 1 điều 15 Luật GTĐB).
Câu 279: Người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện có được dừng xe, đỗ xe trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trường học không?
A. Được
B. Không được
C. Được trong trường hợp khi tan học về.
(Đáp án B: Điểm h khoản 4 điều 18 Luật GTĐB).
Câu số 280. Người điều khiển mô tô tham gia giao thông phải mang theo các loại giấy tờ nào sau đây?
A. Đăng ký xe.
B. Đăng ký xe; giấy phép lái xe phù hợp.
C. Đăng ký xe; giấy phép lái xe phù hợp; giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
(Đáp án C, căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật GTĐB)
Câu 281. Anh A chở anh B tham gia giao thông bằng xe mô tô, anh A có đội mũ bảo hiểm cài quai đúng quy cách, anh B ngồi sau không đội mũ bảo hiểm khi Cảnh sát giao thông phát hiện, sẽ bị xử lý như thế nào?
A. Xử phạt anh A.
B. Xử phạt anh B.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C, căn cứ điểm I, điểm K, khoản 3, Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ- CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt).
Câu 282. Người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm quy định của pháp luật về nồng độ cồn bị xử phạt cao nhất đến bao nhiêu tiền?
A. 3.000.000 đồng.
B. 4.000.000 đồng.
C. 5.000.000 đồng.
(Đáp án B, căn cứ theo quy định tại điểm c, khoản 8 Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ- CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt).
Câu 283. Khi phát hiện sự cố, vi phạm trên đường sắt cần xử lý như thế nào?
A. Người phát hiện các hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông vận tải đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho nhà ga, đơn vị đường sắt, chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an nơi gần nhất biết để có biện pháp xử lý; trường hợp khẩn cấp, phải thực hiện ngay các biện pháp báo hiệu dừng tàu.
B. Tổ chức, cá nhân nhận được tin báo hoặc tín hiệu dừng tàu khẩn cấp phải có ngay biện pháp xử lý bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt và thông báo cho đơn vị trực tiếp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt biết để chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục.
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C căn cứ theo Điều 79 Luật đường sắt 2005.
Câu 284. Người điều khiển xe mô tô đi trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ, nếu muốn vượt xe thì sử dụng tín hiệu nào?
A. Tín hiệu còi
B. Tín hiệu đèn
C. Bấm còi và nháy đèn liên tục để xin vượt
(Đáp án B, căn cứ khoản 1, Điều 14 Luật GTĐB)
Câu 285. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ( kể cả xe máy điện) đi dàn hàng ngang từ 03 (ba) xe trở lên thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
(Đáp án C, căn cứ điểm b, khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/NĐ-CP)
Câu 286. Theo quy định, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải thực hiện đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng quy định?
- Không phải đội mũ bảo hiểm
- Đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách
- Đội mũ bảo hiểm không cài quai
(Đáp án B, căn cứ khoản 2 Điều 31 Luật GTĐB);
Câu 287. Người điều khiển xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau vào ban đêm không được dùng đèn chiếu nào?
A. Không được dùng đèn chiếu gần
B. Không được dùng đèn chiếu xa
C. Tất cả các phương án trên.
(Đáp án B, căn cứ khoản 3 Điều 17 Luật Giao thông đường bộ)
Câu 288: Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông mỗi người lái xe tham gia giao thông cần phải làm gì?
A. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông: Chạy xe đúng tốc độ, làn đường quy định; không được sử dụng rượu, bia, chất kích thích; Luôn tập trung, tôn trọng tính mạng bản thân mình và người; Thực hiện đúng các quy định của tín hiệu đèn, biển báo, hiệu lệnh…
B. Phải luôn ứng xử đúng “Văn hóa giao thông”
C. Tất cả các phương án trên.
Đáp án C
Câu 289: Khi tham gia giao thông tại nơi đường đang được sửa chữa, người lái xe cần phải làm gì ?
A. Điều khiển xe chạy với tốc độ bình thường.
B. Giảm tốc độ, thực hiện theo biển chỉ dẫn hoặc người hướng dẫn giao.
C. Lách xe đi qua càng nhanh càng tốt.
Đáp án B
Câu 290: Khi lên, xuống xe bus cần phải làm gì ?
A. Lên, xuống xe đúng điểm dừng, đỗ và khi xe đã dừng hẳn.
B. Khi lên xuống xe phải đi theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy.
C. Tất cả các phương án trên.
Đáp án C
Câu 291: Khi đi xe đạp trên đường cần phải làm gì ?
A. Đi đúng phần đường, làn đường và về phía bên phải theo chiều đi. Qua chỗ đường giao nhau phải tuân theo hiệu lệnh tín hiệu đèn và phải quan sát thật an toàn mới đi.
B. Khi muốn chuyển hướng phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát.
C. Tất cả các phương án trên.
Đáp án C
Câu 292. Khi gặp trẻ em đá bóng ở lòng đường, bạn nên làm gì ?
A. Nhắc các em không đá bóng ở lòng đường vì không an toàn.
B. Vui chơi cùng các em.
C. Đi bình thường như không có việc gì xảy ra.
Đáp án A
Câu 293. Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh cần phải làm gì?
A. Tìm hiểu về Luật giao thông đường bộ.
B. Thận trọng khi tham gia giao thông; không đùa nghịch, chạy nhảy hoặc đá bóng ở lòng đường
C. Tất cả các phương án trên.
Đáp án C
Câu 294: Hành vi lạng lách, đánh võng có bị pháp luật nghiêm cấm?
A. Nghiêm cấm trong mọi trường hợp.
B. Không nghiêm cấm.
C. Không cấm đối với trường hợp xe đạp điện và xe máy điện.
(Đáp án A: Khoản 6 điều 8 Luật GTĐB).
Câu 295. Trong những hành động dưới dây, hành động nào nên làm khi tham gia giao thông
A. Luôn kiên nhẫn và giữ thái độ nhường nhịn khi đi đường, thường xuyên kiểm tra an toàn khi đi đường, đặc biệt là khi chuyển làn đường, khi tới nơi đường giao nhau, khi vượt xe…
B. Đảm bảo xe của mình trong tình trạng hoạt động tốt, đặc biệt với hệ thống phanh, bánh xe, đèn, còi, gương chiếu hậu.
C. Tất cả các phương án trên.
Đáp án C
Câu 296: Theo bạn để xây dựng một xã hội giao thông an toàn, mỗi người khi tham gia giao thông cần có trách nhiệm gì?
A. Trách nhiệm với bản thân: Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của chính mình. Trách nhiệm với gia đình: Luôn lái xe an toàn vì bạn là chỗ dựa về vật chất cũng như tinh thần cho gia đình.
B. Trách nhiệm với xã hội: Chung tay xây dựng xã hội giao thông an toàn hơn bằng cách tuân thủ luật giao thông đường bộ và tham gia giao thông có văn hóa.
C. Tất cả các phương án trên.
Đáp án: C
Câu 297: Theo Quyết định phê duyệt đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự An toàn giao thông giai đoạn 2012 – 2017 của Chính Phủ, mục tiêu đến năm 2017, tỷ lệ Đoàn các trường Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp, Dạy nghề, Cao đẳng, Đại học xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” là bao nhiêu?
A. 80%
B. 90%
C. 100%
Đáp án: C, căn cứ điểm b khoản 1 điều 1 của Quyết định phê duyệt Đề án
Câu 298: Theo Quyết định phê duyệt đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự An toàn giao thông giai đoạn 2012 - 2017 của Chính Phủ, mục tiêu đến năm 2017, tỷ lệ Đoàn xã, phường, thị trấn có mô hình, đội hình thanh niên, công trình, phần việc tham gia bảo đảm an toàn giao thông là bao nhiêu?
A. 80%
B. 90%
C. 100%
Đáp án: C, căn cứ điểm b khoản 1 điều 1 của Quyết định phê duyệt Đề án
Câu 299: Theo Quyết định phê duyệt đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự An toàn giao thông giai đoạn 2012 – 2017 của Chính Phủ, có bao nhiêu giải pháp về công tác tuyên truyền, giáo dục?
A. 12 giải pháp
B. 13 giải pháp
C. 14 giải pháp
Đáp án: B, căn cứ điểm a, khoản 2 điều 1 của Quyết định phê duyệt Đề án
Câu 300: Trong những hành động dưới đây, hành động nào không nên làm khi tham gia giao thông?
A. Thường xuyên kiểm tra an toàn khi đi đường, đặc biệt là khi chuyển làn đường, khi tới nơi đường giao nhau, khi vượt xe…
B. Cố gắng luồn lách để vượt qua chỗ tắc đường.
C. Đảm bảo xe máy của mình trong tình trạng hoạt động tốt, đặc biệt với hệ thống phanh, bánh xe, đèn, còi, gương chiếu hậu.
Đáp án: B